tailieunhanh - Bài giảng Khoa học đất cơ bản (Basic of Soil Science) - Chương 4: Cấu trúc và lý tính của đất
Bài giảng Khoa học đất cơ bản (Basic of Soil Science) - Chương 4 "Cấu trúc và lý tính của đất" gồm có những nội dung cụ thể sau: Màu sắc của đất, sa cấu/thành phần cơ giới (sự phân bố các cấp hạt của đất), ảnh hưởng của tổng diện tích bề mặt các hạt đến các tính chất khác của đất, phân loại sa cấu, sự thay đổi sa cấu đất, các phương pháp xác định sa cấu. . | CẤU TRÚC VÀ LÝ TÍNH CỦA ĐẤT MÀU SẮC CỦA ĐẤT • Màu sắc đất thường ít ảnh hưởng đến trạng thái và sử dụng đất, nhưng chúng có mối tương quan nhất định đến một số tính chất khác của đất • Người ta thường dùng một hệ thống màu chuẩn đó là bản so màu Munsell • Trong hệ thống này, mỗi màu gồm có 3 thành phần o HUE: sắc màu (thường là đỏ hay vàng) o CHROMA: độ chói o VALUE: giá trị (độ sáng) Các nguyên nhân gây ra màu sắc của đất • Phần lớn màu của đất được hình thành do màu của các oxides Fe và chất hữu cơ phủ trên bề mặt các hạt đất • Chất hữu cơ phủ thường có màu sậm và che khuất các màu của oxide Fe • Các tầng đất sâu do chứa hàm lượng chất hữu cơ thấp nên thường biểu hiện màu của các oxide Fe Ý nghĩa màu sắc của đất. • Màu thường giúp chúng ta phân biệt các phát sinh hay tầng chẩn đoán trong đất. • Tầng A thường có màu tối sậm, tầng B thường có màu sáng hơn • Do màu sắc của đất hình thành bởi các khoáng chứa Fe, các khoáng Fe này lại rất dễ thay đổi tình trạng oxi hóa-khử, • Dựa vào màu sắc ta có thể nhận biết được tình trạng oxi hóa-khử của đất, đất thoáng khí hay yếm khí SA CẤU/THÀNH PHẦN CƠ GIỚI Sa cấu là tỉ lệ phần trăm các cấp hạt khoáng (cấp hạt sét, thịt, cát) trong đất Phân loại các cấp hạt của đất • Các hạt có đường kính > 2 mm như hạt sạn, cuội, sỏi thường không được dùng trong phân loại sa cấu đất nông lâm nghiệp. Trong phân loại sa cấu, chúng ta chỉ xét các hạt có đường kính <2mm. Các hạt này được chia ra thành các cấp hạt .
đang nạp các trang xem trước