tailieunhanh - Biến động hàm lượng của các muối dinh dưỡng trong nước vùng biển phía nam từ Khánh Hòa đến Bạc Liêu
Bài viết được xây dựng dựa trên số liệu điều tra của hai đợt khảo sát (tháng 10/2013 và 5/2015) trên vùng biển từ Khánh Hòa đến Bạc Liêu và các số liệu lịch sử thu thập từ năm 1992 đến nay. . | BIẾN ĐỘNG HÀM LƯỢNG CỦA CÁC MUỐI DINH DƯỠNG TRONG NƯỚC VÙNG BIỂN PHÍA NAM TỪ KHÁNH HOÀ ĐẾN BẠC LIÊU Phạm Hữu Tâm Viện Hải dương học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam E-mail: tamphamhuu@ Tóm tắt: Bài báo được xây dựng dựa trên số liệu điều tra của hai đợt khảo sát (tháng 10/2013 và 5/2015) trên vùng biển từ Khánh Hoà đến Bạc Liêu và các số liệu lịch sử thu thập từ năm 1992 đến nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng của các muối dinh dưỡng vào thời kỳ gió mùa Tây Nam ở vùng biển Nam Trung bộ biến động không rõ ràng, ngoại trừ hàm lượng của phosphate cao hơn vào giai đoạn 1992-1994 và các năm 2006, 2015; hàm lượng silicate cao hơn vào các năm 2006, 2015. Vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc, hàm lượng của các muối phosphate và silicate cao nhất vào tháng 10/2013. Đối với vùng biển Đông Nam bộ, hàm lượng nitrate và silicate có xu thế gia tăng trong cả hai thời kỳ gió mùa Đông Bắc và Tây Nam ở vùng nước nông dưới 30 m độ sâu. Trong khi đó ở vùng nước trên 30 m độ sâu, hàm lượng của các muối dinh dưỡng biến đổi không rõ ràng hoặc ít thay đổi. Từ khóa: Vùng biển ven bờ, muối dinh dưỡng, vùng cửa sông Mê Công, Nam Trung bộ, Đông Nam bộ. I. MỞ ĐẦU Vùng biển phía nam từ Khánh Hoà đến Bạc Liêu đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế biển của các địa phương trong khu vực, có tài nguyên sinh vật phong phú với các ngư trường có sản lượng khai thác vào loại cao nhất Việt Nam. Trong nghiên cứu này, vùng biển phía nam từ Khánh Hoà đến Bạc Liên được phân thành hai vùng biển nhỏ hơn dựa theo đặc điểm tự nhiên là vùng biển Nam Trung bộ từ Khánh Hoà đến Bình Thuận và vùng biển Đông Nam bộ từ Tiền Giang đến Bạc Liêu. Vùng biển Nam Trung bộ có độ dốc đáy và độ sâu tương đối lớn, dọc theo trục chính của Biển Đông dòng chảy luôn có hướng chính là Đông Bắc, hướng dòng chảy mùa hè ổn định hơn mùa đông, đới phân kỳ (nước trồi) kéo dài theo bờ tây, vào mùa đông nằm cách bờ 100-200 hải lý, vào mùa hè áp sát vùng biển Nam Trung bộ [1]. Sự phong phú tài nguyên sinh vật
đang nạp các trang xem trước