tailieunhanh - Đánh giá tiềm năng và hiệu quả kinh tế giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từ công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ: Nghiên cứu thí điểm khu xử lý Nam Sơn và Cầu Diễn, thành phố Hà Nội
Bài viết tập trung vào đánh giá tiềm năng và hiệu quả kinh tế giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từ công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ, bao gồm: Chôn lấp không thu hồi khí, chôn lấp thu hồi khí phục vụ phát điện (áp dụng tại Nam Sơn) và sản xuất phân sinh học (áp dụng tại Cầu Diễn) tại thành phố Hà Nội. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 4 (2017) 103-116 Đánh giá tiềm năng và hiệu quả kinh tế giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từ công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ: Nghiên cứu thí điểm khu xử lý Nam Sơn và Cầu Diễn, thành phố Hà Nội Thái Thị Thanh Minh1,*, Nguyễn Trung Anh2, Joo Young Lee3, Bạch Quang Dũng4 1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia 3 Trường Đại học Yonsei, Hàn Quốc 4 Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo Việt Nam - Hàn Quốc, Viện Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu 2 Nhận ngày 11 tháng 10 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 22 tháng 10 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 29 tháng 12 năm 2017 Tóm tắt: Nghiên cứu tập trung vào đánh giá tiềm năng và hiệu quả kinh tế giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từ công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ, bao gồm: Chôn lấp không thu hồi khí, chôn lấp thu hồi khí phục vụ phát điện (áp dụng tại Nam Sơn) và sản xuất phân sinh học (áp dụng tại Cầu Diễn) tại thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, để xử lý 1 tấn chất thải rắn bằng chôn lấp không thu hồi khí và chôn lấp có thu hồi khí, phục vụ phát điện sẽ cần bù lỗ lần lượt khoảng 14,2$USD và 0,9 $USD, trong khi áp dụng công nghệ ủ phân sinh học sẽ thu lại lợi nhuận là 5,1 $USD. Giải pháp ủ phân sinh học có tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính lớn, tận thu được sản phẩm sau quá trình xử lý, tạo ra lợi nhuận để tái đầu tư cho hoạt động xử lý chất thải, phù hợp với Quy hoạch của thành phố về xử lý chất thải rắn (CTR) đô thị. Tuy nhiên, lộ trình thực hiện chuyển đổi sang công nghệ ủ phân sinh học nên thực hiện từ đầu năm 2030. Từ khóa: Giảm phát thải khí nhà kính, chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ, hiệu quả kinh tế. 1. Giới thiệu KNK từ CTR, người ta thường áp dụng các công nghệ xử lý như: (1) Chôn lấp CTR có thu hồi khí phục vụ phát điện, (2) Đốt CTR có thu hồi năng lượng; (3) Sản xuất phân hữu cơ; (4) Tái chế rác thải rắn. Mặc dầu có bốn giải pháp xử lý CTR .
đang nạp các trang xem trước