tailieunhanh - Tính toán diện tích thực của bề mặt thửa đất trên bản đồ địa chính ở khu vực đồi, núi

Bài viết này đã đưa ra một phương pháp tính toán bằng GIS diện tích thực của các thửa đất trên bản đồ địa chính theo số liệu độ cao của bề mặt địa hình. Quy trình được kiểm chứng trên một bề mặt chuẩn giả định là mặt cầu và đảm bảo yêu cầu về độ chính xác của bản đồ địa chính theo quy định hiện hành của Việt Nam. Kết quả tính toán thử nghiệm ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội cho thấy, sự chênh lệch giữa diện tích thực và diện tích pháp lý có thể lên tới 23% đối với một số thửa đất trồng rừng sản xuất trên sườn núi có độ dốc trên 30 độ. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 4 (2017) 74-81 Tính toán diện tích thực của bề mặt thửa đất trên bản đồ địa chính ở khu vực đồi, núi Trần Quốc Bình1,*, Phạm Thanh Xuân2, Phạm Lê Tuấn1, Lê Phương Thúy1, Nguyễn Xuân Linh1, Mẫn Quang Huy1 1 Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 2 Trung tâm Thông tin Dữ liệu Đo đạc và Bản đồ, Cục Đo đạc Bản đồ Việt Nam Nhận ngày 10 tháng 10 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 12 tháng 12 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 29 tháng 12 năm 2017 Tóm tắt: Theo cách thức quản lý hiện nay, diện tích pháp lý của các thửa đất trên bản đồ địa chính là diện tích hình chiếu của chúng trên mặt phẳng bản đồ. Tuy nhiên, trong thực tế diện tích thực của bề mặt thửa đất lại đóng vai trò quan trọng đối với việc khai thác và sử dụng đất đai. Ở những khu vực có địa hình bằng phẳng thì diện tích pháp lý và diện tích thực gần như không có sự khác biệt, nhưng ở những khu vực đồi núi thì sự khác biệt này là khá lớn và cần phải tính đến trong công tác quản lý. Bài báo này đã đưa ra một phương pháp tính toán bằng GIS diện tích thực của các thửa đất trên bản đồ địa chính theo số liệu độ cao của bề mặt địa hình. Quy trình được kiểm chứng trên một bề mặt chuẩn giả định là mặt cầu và đảm bảo yêu cầu về độ chính xác của bản đồ địa chính theo quy định hiện hành của Việt Nam. Kết quả tính toán thử nghiệm ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội cho thấy, sự chênh lệch giữa diện tích thực và diện tích pháp lý có thể lên tới 23% đối với một số thửa đất trồng rừng sản xuất trên sườn núi có độ dốc trên 30 o. Chênh lệch trung bình giữa các loại diện tích này trong toàn xã Tiến Xuân có giá trị khoảng 2,4%. Từ khóa: Thửa đất, Bản đồ địa chính, Địa hình, GIS. 1. Mở đầu hỏi độ tin cậy cao nhất trên bản đồ địa chính là vị trí, kích thước và diện tích của các thửa đất. Trong thực tế đo đạc địa chính hiện nay, diện tích của các thửa đất trên bản đồ địa chính được tính toán theo tọa độ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.