tailieunhanh - Rắn lục cắn trên bệnh nhân mang thai sáu tháng: Báo cáo một trường hợp

Bài viết với nội dung trình bày một trường hợp phụ nữ 18 tuổi có thai lần đầu với thai kỳ ở tháng thứ sáu nhập viện muộn 2 ngày sau khi bị rắn lục cắn vào chân (P) với tình trạng đau bụng từng cơn, rối loạn đông máu nặng với xuất huyết âm đạo, nhau bong non và thai chết lưu. Bệnh nhân được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu, truyền máu và các thành phần khác của máu, mổ lấy thai lưu và xuất viện sau 9 ngày nhập viện. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 RẮN LỤC CẮN TRÊN BỆNH NHÂN MANG THAI SÁU THÁNG: BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP Trần Quang Bính *, Nguyễn Thị Thúy An* TÓM TẮT Rắn lục cắn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở phụ nữ có thai. Rối loạn đông máu là nguyên nhân đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi như xuất huyết da, niêm, nội tạng thêm vào các biến chứng sản khoa như xảy thai, thai chết lưu, nhau bong non. Chúng tôi trình bày một trường hợp phụ nữ 18 tuổi có thai lần đầu với thai kỳ ở tháng thứ sáu nhập viện muộn 2 ngày sau khi bị rắn lục cắn vào chân (P) với tình trạng đau bụng từng cơn, rối loạn đông máu nặng với xuất huyết âm đạo, nhau bong non và thai chết lưu. Bệnh nhân được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu, truyền máu và các thành phần khác của máu, mổ lấy thai lưu và xuất viện sau 9 ngày nhập viện. Việc điều trị huyết thanh kháng nọc rắn lục càng sớm càng tốt ngay những giờ đầu sau khi bị rắn cắn sẽ giảm được những ảnh hưởng nguy hại cho mẹ và thai. Phụ nữ mang thai bị rắn cắn cần được theo dõi cẩn thận để tránh những biến chứng sản khoa. Can thiệp phẫu thuật lấy thai chết lưu hay để diễn tiến xảy thai tự nhiên cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Việc chỉ định điều trị mổ lấy thai lưu đúng thời điểm sẽ bảo vệ được tử cung và tránh nguy cơ tử vong. Từ khóa: Rắn lục cắn, phụ nữ có thai, nhau bong non, thai chết lưu. SUMMARY GREEN PIT VIPER BITE ON PREGNANT WOMAN AT 6 TH MONTHS OF GESTATION: A CASE REPORT Tran Quang Binh, Nguyen Thi Thuy An * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 470 - 475 The venomous green pit viper can cause many dangerous complications during pregnancy. Coagulation disorder is life threatened cause for both the mother and fetus as haemorrage of skin, mucosa and visceral organs as well as obstetric complications such as abortion, fetus death, abruptio placenta. We report an 18 year old primigravida at 6th month of gestation who was bitten by Green pit viper

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.