tailieunhanh - Kinh tế Nhật Bản: Một thập niên nhìn lại
Bài viết "Kinh tế Nhật Bản: Một thập niên nhìn lại" nói đến 2 vấn đề chính là giai đoạn phục hồi và tăng trưởng với tốc độ vừa phải và giai đoạn suy thoái nghiêm trọng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mời các bạn tham khảo! | KINH TẾ NHẬT BẢN: MỘT THẬP NIÊN NHÌN LẠI TRẦN QUANG MINH * Sau “thập kỷ mất mát”, Nhật Bản bước vào Thiên niên kỷ mới với tình hình cũng không mấy sáng sủa khi tăng trưởng kinh tế vẫn rất ì ạch. Trong một thập kỷ qua nền kinh tế Nhật Bản đã trải qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1 (2001 - Quý III/2007): kinh tế phục hồi và tăng trưởng với tốc độ vừa phải; - Giai đoạn 2 (Quý IV/2007 - Quý I/2009): suy thoái nghiêm trọng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; - Giai đoạn 3 (Quý II/2009 đến nay): phục hồi và bắt đầu có sự tăng trưởng, song không ổn định. 1. Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng với tốc độ vừa phải Bước sang thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, nền kinh tế Nhật Bản vẫn còn trong tình trạng suy thoái kéo dài từ sau thời kỳ kinh tế bong bóng và cuộc khủng hoảng tài chính khu vực 1997-1998. Những khó khăn chủ yếu là nợ khó đòi và khủng hoảng về mô hình phát triển. Sau khi nắm quyền điều hành Nội các vào cuối năm 2001, Thủ tướng Koizumi đã tiến hành giải quyết từng bước các khoản nợ khó đòi bằng các biện pháp như: xoá nợ, sáp nhập các ngân hàng và các tổ chức tài chính làm ăn thua lỗ; đồng thời thực hiện chủ trương cải cách cơ cấu một cách táo bạo với 7 chương trình cơ bản: (1) Đẩy mạnh quá trình tư nhân hoá, giảm sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế, tấn công mạnh mẽ vào tam giác quyền lực: chính trị gia quan chức - giới chủ. Đặc biệt là chủ trương tư nhân hóa tiết kiệm bưu điện và giảm chi tiêu công. (2) Khuyến khích đầu tư tư nhân; (3) Tăng bảo hiểm và phúc lợi xã hội; (4) Phát triển nguồn nhân lực; (5) Cải thiện điều kiện sống và làm việc cho mọi người; * TS. Viện nghiên cứu Đông Bắc Á. 12 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 2/2011 (6) Tăng cường sự tự chủ của chính quyền địa phương; (7) Cải cách hành chính nhằm tạo ra một bộ máy chính phủ đơn giản và hiệu quả. Liên quan đến các chương trình cải cách này, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành và thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm tái cơ cấu nền kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ
đang nạp các trang xem trước