tailieunhanh - Đề sử thi Tây Nguyên sống mãi với Tây Nguyên
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, Sử thi Tây Nguyên sáng ngời như viên ngọc quý hiếm. Các Sử thi Đam Săn, Xing Nhã, nhóm Sử thi Giông của người Tây Nguyên là một kho tàng di sản văn hoá hết sức phong phú và độc đáo. | ĐỂ SỬ THI TÂY NGUYÊN SỐNG MÃI VỚI TÂY NGUYÊN * PHẠM VĂN HÓA Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, Sử thi Tây Nguyên sáng ngời như viên ngọc quý hiếm. Các Sử thi Đam Săn, Xing Nhã, nhóm Sử thi Giông của người Tây Nguyên là một kho tàng di sản văn hoá hết sức phong phú và độc đáo. Nhưng không gian văn hoá của giá trị ấy đang ngày càng bị mai một. Vậy làm cách nào để Sử thi Tây Nguyên sống mãi với Tây Nguyên và đi vào lòng người đương đại đang đặt ra như một vấn đề lớn, cấp bách và là câu hỏi nhức nhối của ngành Fonclo học Việt Nam. Từ chủ trương khôi phục và kế thừa những di sản văn hoá truyền thống dân tộc của Đảng, công việc sưu tầm, nghiên cứu và phổ biến Sử thi đã và đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Cho đến nay, quá trình sưu tầm, nghiên cứu Sử thi Tây Nguyên ít nhất đã diễn ra gần tám thập kỷ. Công lao đầu tiên thuộc về những nhà văn hoá người Pháp. Nhưng phải đến sau ngày đất nước thống nhất (1975), công việc sưu tầm, nghiên cứu Sử thi mới được tiến hành khoa học hơn, thuận lợi hơn và thu được nhiều kết quả hơn trước. Đặc biệt, tháng 3 năm 2001, Chính phủ thông qua Dự án Điều tra sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng Sử thi Tây Nguyên, giao cho Viện Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên và phụ cận cùng thực hiện đã phát hiện hàng trăm tác phẩm Sử thi. Có thể thấy, cho đến nay, thành tựu sưu tầm, nghiên cứu Sử thi Tây Nguyên đạt được là rất to lớn. Đây là thành quả của những nỗ lực không mệt mỏi của các nhà khoa học, nhà quản lý văn hoá và các nghệ nhân dân gian trên địa bàn Tây Nguyên và cả nước. Tuy nhiên, việc sưu tầm, biên dịch là một trong những biện pháp tích cực mà chúng ta có thể làm được cho đến nay chỉ là lưu giữ những bản Sử thi “chết”. Bảo tồn theo hướng “tĩnh” này là công việc cần làm, nhưng quan trọng hơn là làm sao cho cộng đồng giữ lại được giá trị văn hoá đó. Làm sao để các bản hát kể không “nằm chết” trên giấy mà tiếp tục phát triển, biến đổi, và có đời sống riêng của nó là công việc hết sức khó khăn.
đang nạp các trang xem trước