tailieunhanh - Hồ Chí Minh bàn về nhận thức
Quá trình nhận thức được Hồ Chí Minh diễn tả một cách dễ hiểu như sau: “Một là sự hiểu biết bằng lý trí phải dựa vào sự hiểu biết bằng cảm giác, nếu không có cảm giác, thì lý trí như một dòng nước không có nguồn, một chòm cây không có rễ, mà như thế là chủ quan”6. Ở đây, Hồ Chí Minh đã nêu bật mối quan hệ hữu cơ giữa nhận thức cảm tính (cảm giác), với nhận thức lý tính (lý trí). | HỒ CHÍ MINH BÀN VỀ NHẬN THỨC * TRẦN HỒNG LƯU Những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh ở các cấp độ khác nhau, từ luận văn thạc sĩ, tiến sĩ đến các công trình khoa học cấp Nhà nước. Đó chính là cơ sở để hình thành nên một ngành khoa học mới ở Việt Nam, ngành “Hồ Chí Minh học” (khoa học nghiên cứu về Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là nhiều người nghiên cứu các trước tác của Hồ Chí Minh thường tự nêu lên câu hỏi: Tại sao Hồ Chí Minh ít khi trích dẫn các câu chữ của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác? Ở Hồ Chí Minh thực sự có tư tưởng triết học hay không? Qua phân tích bài “Thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết tiến lên lý luận, lý luận lãnh đạo thực hành” do chính Hồ Chí Minh viết ngày 10-71951, chúng ta sẽ phần nào lý giải được các câu hỏi trên. Có thể nói, đây là tác phẩm hiếm hoi thuần tuý triết học, lại đi vào một vấn đề cụ thể và quan trọng của lý luận nhận thức. Thực ra đây chỉ là bản Tóm tắt nội dung cuốn Thực tiễn luận của Mao Trạch Đông như Người tự nhận nhân đọc tác phẩm này. Nhưng, theo chúng tôi, bài viết đã ẩn chứa không ít tư tưởng triết học quý giá, thể hiện tài năng “thâu thái trí tuệ nhân loại”, trong đó có nhiều tư tưởng của , , về nhận thức luận của Hồ Chí Minh. Tất cả nội dung bài viết được Bác diễn tả bằng ngôn ngữ trong sáng, pha lẫn sự ví von dễ hiểu, dễ đi sâu vào lòng người. Khi tổng kết tư tưởng triết học nhân loại trong tác phẩm Bút ký triết học nổi tiếng, . Lênin đã khái quát các giai đoạn nhận thức như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan”1. Điều đó có thể tóm tắt như sau: quá trình nhận thức tất yếu phải đi qua hai giai đoạn: trực quan sinh động (nhận thức cảm tính) chủ yếu bằng các giác quan và đi tới tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính) bằng sự khái quát hoá khái niệm, phán đoán, suy lý; với những đặc điểm riêng của .
đang nạp các trang xem trước