tailieunhanh - Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Thăng Long - Hà Nội

Thăng Long - Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá có lịch sử hàng nghìn năm kể từ khi Lý Thái Tổ chọn làm Kinh đô vào năm 1010. Trước đó, viên Thái thú Cao Biền cũng lấy đất này làm Thủ phủ và đặt tên là Đại La. Bên kia sông Hồng, Thành Cổ Loa - Kinh đô của Thục An Dương vương cũng đã có cách đây hơn hai ngàn năm. Phía bắc Thăng Long xưa là Mê Linh - Thủ phủ của Trưng Vương cũng đã cách ngày nay gần hai nghìn năm, nay là một huyện của Hà Nội thời hiện đại. | Nghiên cứu - Trao đổi BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ THĂNG LONG - HÀ NỘI * NGUYỄN VIẾT CHỨC * Thăng Long - Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá có lịch sử hàng nghìn năm kể từ khi Lý Thái Tổ chọn làm Kinh đô vào năm 1010. Trước đó, viên Thái thú Cao Biền cũng lấy đất này làm Thủ phủ và đặt tên là Đại La. Bên kia sông Hồng, Thành Cổ Loa - Kinh đô của Thục An Dương vương cũng đã có cách đây hơn hai ngàn năm. Phía bắc Thăng Long xưa là Mê Linh - Thủ phủ của Trưng Vương cũng đã cách ngày nay gần hai nghìn năm, nay là một huyện của Hà Nội thời hiện đại. Nói như vậy để thấy, Thăng Long xưa hay Hà Nội hiện nay là đất địa linh, nhân kiệt trải thăng trầm lịch sử đã có biết bao hào kiệt, vua sáng, tôi hiền, kẻ sĩ cùng nhân dân anh hùng viết nên trang sử huy hoàng của dân tộc. Trải đời này qua đời khác, vượt thời gian và sự mất mát to lớn trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, cái còn lại vô cùng quý giá chính là di sản văn hoá Thăng Long – Hà Nội, mà trước tiên là người và đất Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến. Trên mảnh đất không lớn này, từ núi Tản, sông Đà đến Cổ Loa, Ba Đình lịch sử đã lưu giữ trong lòng nó không biết bao nhiêu di sản văn hoá vô cùng quý giá. Có những di tích, những cổ vật trường tồn hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm, mặc cho sự công phá tàn nhẫn của thời gian và chiến tranh. Theo * TS. Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long. thống kê của ngành văn hoá Hà Nội, có tới gần 5 nghìn di tích, trong đó có hơn một nghìn di tích đã được xếp hạng. Có những di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới như: Hoàng thành Thăng Long, bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Lễ hội Gióng. Và còn nhiều di sản văn hoá khác rất nổi tiếng của Hà Nội như: Thành Cổ Loa, chùa Một Cột, Hồ Hoàn Kiếm, chùa Hương, chùa Tây Phương, làng cổ Đường Lâm Nhưng có lẽ còn lớn hơn thế là giá trị văn hoá phi vật thể Thăng Long - Hà Nội, cái làm nên lối sống, nếp sống, cốt cách người Hà Nội bình dị mà tao nhã, uyên bác mà khiêm nhường, dũng cảm mà .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN