tailieunhanh - Luận văn thạc sĩ Khoa học kinh tế: Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

Hệ thống hóa cơ sở lý luận, các văn bản, chính sách về quản lý và hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp; phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp từ đó đưa ra các quan điểm, định hướng và những giải pháp khả thi, thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp của huyện;. . | PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh. Đất cùng với con người đã đồng hành qua các nền văn minh nông nghiệp khác nhau, từ nông nghiệp thô sơ vào buổi bình minh của loài người đến nền U Ế nông nghiệp đầy ắp các tiến bộ về khoa học và công nghệ ngày nay. ́H Đất là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái rừng, là một trong những yếu tố hình thành quần thể rừng. Đất có quá trình phát sinh và phát triển phụ thuộc vào TÊ nhiều yếu tố trong đó có khí hậu, đá mẹ, thực vật, tuổi địa chất và hoạt động của con người. Đất và quần thể rừng có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ vì đất vừa là yếu H tố hình thành rừng, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của rừng, đồng IN thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của thảm thực vật rừng tạo nên độ phì đất rừng. Sự phát triển của rừng trồng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố đất đai ngoài yếu tố khí hậu K và lựa chọn cây trồng phù hợp ngoài yếu tố kinh tế còn cần phải dựa ̣C trên nền tảng của yếu tố khí hậu và đất đai. O Địa hình ở nước ta lại chủ yếu là vùng đồi núi với khoảng 2/3 diện tích đất ̣I H tự nhiên thuộc về miền núi và trung du, có địa hình phức tạp nên tài nguyên đất rất đa dạng và phong phú Tuy nhiên, với số dân khoảng trên 80 triệu người, hiện Đ A nay, nước ta đã và đang trở thành quốc gia khan hiếm đất trên thế giới. Bên cạnh đó lượng mưa lớn, tập trung, sự phân hoá giữa hai mùa khô và mưa rõ rệt nên đất dễ bị xói mòn, rửa trôi và bị thoái hoá, tạo nên tầng kết cứng két von và đá ong làm giảm tiềm năng sàn xuất của đất. Hiện nay, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng chiếm tỷ lệ cao, nạn đốt phá rừng làm nương rẫy đang diễn ra nhiều nơi làm cho đất rừng ngày càng cạn kiệt. Đồng thời, dưới tác động của cơ chế thị trường và các chính

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN