tailieunhanh - Ảnh hưởng của yếu tố tôn giáo đến đời sống hôn nhân

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường, đất nước ta đã bước sang một giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Kéo theo đó là sự thay đổi, tác động tiêu cực đến giá trị, chuẩn mực về quan niệm tình yêu, hôn nhân và gia đình. Điều này đã làm cho giá trị bền vững của hôn nhân bị giảm xuống, quan hệ vợ chồng lỏng lẻo hơn. | ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN PHAN THUẬN* LÊ THỊ THỤC** 1. Đặt vấn đề.* ** Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường, đất nước ta đã bước sang một giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Kéo theo đó là sự thay đổi, tác động tiêu cực đến giá trị, chuẩn mực về quan niệm tình yêu, hôn nhân và gia đình. Điều này đã làm cho giá trị bền vững của hôn nhân bị giảm xuống, quan hệ vợ chồng lỏng lẻo hơn. Hệ quả là số trường hợp ly hôn của các cặp vợ chồng ngày càng tăng lên. Điều tra về gia đình Việt Nam năm 2006 cho thấy, nếu năm 2000 chỉ có vụ ly hôn, thì năm 2005 đã tăng lên vụ1. Đến năm 2009, số trường hợp ly hôn đã tăng lên vụ2. Như vậy, tình trạng ly hôn trong cả nước có xu hướng gia tăng liên tục trong thời gian gần đây. Vì thế, đã có một số nhà nghiên cứu cho rằng, gia đình Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng3. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đời sống hôn nhân chịu tác động của cả các yếu tố tích cực và tiêu cực. Một số nghiên cứu (Szilagy Vilmos, 1996; Lê Thi, 2006; Đỗ Thiên Kính, 2009; Lê Ngọc Văn, 2011) cho rằng, tình yêu, tình nghĩa vợ chồng, trách nhiệm của vợ chồng, giá trị của con * Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực IV, Thành phố Cần Thơ. ** TS. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. cái, . là những yếu tố tích cực góp phần làm cho đời sống hôn nhân của các cặp vợ chồng được duy trì bền chặt hơn. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác đã kết luận, mâu thuẫn về lối sống, ngoại tình, mâu thuẫn kinh tế, bạo lực gia đình, . là những yếu tố tác động tiêu cực đến đời sống hôn nhân và khiến cuộc sống hôn nhân dễ rơi vào “ngõ cụt”. Tôn giáo đã có lịch sử tồn tại và phát triển rất lâu đời, với vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có đời sống hôn nhân. Theo các nghiên cứu xã hội học kinh điển của Weber, trong ứng xử của con người, các biểu tượng tôn giáo có thể chi phối nhận thức của họ trong nhiều hoạt động, từ lao động, đời sống

TỪ KHÓA LIÊN QUAN