tailieunhanh - Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Thay đổi nhận thức và cơ chế, chính sách
Xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đã được đưa vào Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2020. Tuy vậy, để làm được điều đó, theo các nhà nghiên cứu và quản lý văn hóa, chúng ta cần thay đổi từ nhận thức đến cơ chế, chính sách và cơ sở hạ tầng. Để nắm vững nội dung chi tiết tài liệu. | Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Thay đổi nhận thức và cơ chế, chính sách Xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đã được đưa vào Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2020. Tuy vậy, để làm được điều đó, theo các nhà nghiên cứu và quản lý văn hóa, chúng ta cần thay đổi từ nhận thức đến cơ chế, chính sách và cơ sở hạ tầng. Kết hợp kỹ thuật cao với văn hóa Công nghiệp văn hóa là việc sản xuất, tái sản xuất và truyền bá các dịch vụ văn hóa và sản phẩm văn hóa được tạo ra bằng phương thức công nghiệp hóa, tin học hóa và thương phẩm hóa; là ngành nghề sản xuất sản phẩm văn hóa và cung cấp dịch vụ văn hóa, công nghiệp văn hóa lấy sự thỏa mãn nhu cầu văn hóa của mọi người làm mục tiêu chủ yếu. Đó là sản phẩm kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật cao với sự nghiệp văn hóa, thể hiện xu thế kinh tế và văn hóa thấm sâu vào nhau. Công nghiệp văn hóa đã phát triển ở nhiều nước, đặc biệt mạnh mẽ vào giữa thế kỷ XX, và trở thành ngành trụ cột trong nhiều nền kinh tế. Chẳng hạn, các ngành công nghiệp văn hóa ở Anh đã tạo ra thu nhập khoảng 112,5 tỷ bảng/năm, đóng góp 5% GDP, chiếm 10-15% thị phần công nghiệp văn hóa thế giới. Ở Canada, công nghiệp văn hóa đóng góp 46 tỷ USD vào tổng sản phẩm quốc nội; năm 2005, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ văn hóa nghệ thuật của nước này lên tới trên 5 tỷ USD. Hay với Hong Kong, Trung Quốc, 85% thu nhập quốc dân có được từ nguồn thu dịch vụ giải trí, truyền hình và quảng cáo. Phát triển công nghiệp văn hóa có tác động lớn đối với kinh tế, văn hóa và xã hội của một đất nước. Trên phạm vi quốc gia, sự phát triển công nghiệp văn hóa có khả năng đóng góp to lớn cho các chỉ tiêu thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm. Mặt khác, phát triển công nghiệp văn hóa tạo nên hệ thống sản xuất và phục vụ văn hóa nhiều chủng loại, cấp độ, nhiều loại hình, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng văn hóa, thỏa mãn nhu cầu văn hóa ngày càng cao và đa dạng của nhân dân. Lợi nhuận khổng lồ của công nghiệp văn hóa đã khiến rất nhiều doanh nghiệp
đang nạp các trang xem trước