tailieunhanh - Gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI

Tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội là những tiêu chí cơ bản của xã hội phát triển, tiến bộ và nhân văn, là tiêu chí cơ bản trong học thuyết về chủ nghĩa xã hội đã được và đề cập. Đó cũng là mục tiêu củ cách mạng Việt Nam do Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta lựa chọn. | GẮN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI NGUYÔN THÞ NGA* Thứ nhất: gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, trong từng bước đi, trong từng chính sách, ở từng địa phương là một nội dung cơ bản của Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI. Tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội là những tiêu chí cơ bản của xã hội phát triển, tiến bộ và nhân văn, là tiêu chí cơ bản trong học thuyết về chủ nghĩa xã hội đã được và đề cập. Đó cũng là mục tiêu của cách mạng Việt Nam do Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta lựa chọn. Hơn nữa, đây cũng là kết luận được rút ra từ bài học kinh nghiệm theo đuổi các khuynh hướng giải quyết cũng như kết quả thu được trên thực tế của các quốc gia, và cả thực tế Việt Nam. Thế kỷ XX, trong quá trình phát triển của mình, một số quốc gia đã lựa chọn ưu tiên tập trung mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Với lập luận cho rằng, tăng trưởng kinh tế có tính quyết định đến sự sống còn cũng như tốc độ phát triển của một quốc gia, vì vậy, vấn đề được giải quyết theo hướng ưu tiên tập trung mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Theo mô hình kinh tế thị trường tự do, họ cho rằng, phân hoá giàu nghèo càng cao, càng tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, khi của cải tập trung vào tay một số ít người, thì mức độ đầu tư cho sản xuất kinh tế sẽ cao, do mức độ tiêu dùng thấp. Nếu của cải phân phối cho toàn xã hội một cách rộng rãi thì mức độ tiêu dùng sẽ lớn và đầu tư sản xuất sẽ ít đi, gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế. * . Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. 96 Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam - 1/2010 Quan điểm này được chấp nhận rộng rãi, ở các nước tư bản chủ nghĩa, có khi còn được thực hiện một cách cực đoan hơn: tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, hy sinh công bằng xã hội. Việc tăng trưởng kinh tế “quá nóng” ở Trung Quốc cũng là một bài học khá điển hình theo khuynh hướng này. Có thể nói, nhờ quyết tâm đổi mới những bước đi và hành động cụ thể một .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.