tailieunhanh - Bàn về truyện cổ tích của nhà văn

Trong sáng tác văn học, một thể loại truyện cổ tích do các nhà văn sáng tác mà cội nguồn của nó gần gũi và gắn bó mật thiết với truyện kể dân gian, trong đó, trước nhất phải kể đến truyện cổ tích dân gian. Thể loại văn học này phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết. | BÀN VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NHÀ VĂN * Vâ quang träng Trong sáng tác văn học, một thể loại truyện cổ tích do các nhà văn sáng tác mà cội nguồn của nó gần gũi và gắn bó mật thiết với truyện kể dân gian, trong đó, trước nhất phải kể đến truyện cổ tích dân gian. Thể loại văn học này phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết. Truyện cổ tích của nhà văn là một hiện tượng lớn, tồn tại trong lịch sử hình thành và phát triển của nhiều nền văn học trên thế giới. Có thể nói, đây là thể loại xuất hiện tương đối sớm trong nền văn học viết của mỗi dân tộc và không ngừng tồn tại, phát triển cho đến ngày nay mà cội nguồn, nền tảng của nó chính là kho tàng truyện kể dân gian. Truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, ngụ ngôn, truyện cười. đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thể loại này. Truyện cổ Anđecxen ở Đan Mạch, truyện cổ tích của . Puskin, . Xantưcôp – Sêđrin, . Tônxtôi ở Nga. là những thí dụ sinh động về sự hiện diện của thể loại này trong nền văn học của các dân tộc đó. Ở Việt Nam, một số sáng tác của các nhà văn như Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Tú Nam, Phạm Hổ. từ trước Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, cho chúng ta thấy có một thể loại văn học mang phong cách dân gian đã xuất hiện trong văn học nước ta. Đó là truyện cổ tích được sáng tác chủ yếu bởi các nhà văn. 1. Về khái niệm thể loại truyện cổ tích của nhà văn Ở Nga, các nhà folklore đều thống nhất sử dụng thuật ngữ truyện cổ tích văn học ( literaturnaia xkadka). Truyện cổ tích của L. Tônxtôi, truyện cổ tích của A. Puskin. thuộc loại này và để phân biệt với truyện cổ tích dân gian (narôtnaia xkadka). Còn giới nghiên cứu ngữ văn và folklore học Việt Nam lại sử dụng * . Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 48 Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam – 1/2010 nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ thể loại này. Trên tuần báo Văn nghệ số 21 năm 1984, khi đánh giá các tập Chuyện hoa chuyện quả của Phạm Hổ, tác giả Thu Thảo sử dụng thuật ngữ cổ tích mới : “Với thể loại truyện cổ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN