tailieunhanh - Có hay không trong tiếng việt cái gọi là “phương thức từ hoá hình vị” và “phương thức cấu tạo từ láy”
Phương thức cấu tạo từ trong các ngôn ngữ nói chung thường được hiểu là cách cấu tạo từ mới bằng cách ghép các hình vị căn tố và hình vị phụ tố với nhau, hoặc ghép các đơn vị cấu tạo từ của một ngôn ngữ nào đó với nhau theo những quy tắc, mô hình nhất định của từng ngôn ngữ. | CÓ HAY KHÔNG TRONG TIẾNG VIỆT CÁI GỌI LÀ “PHƯƠNG THỨC TỪ HOÁ HÌNH VỊ” VÀ “PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ LÁY”? NGUYỄN ĐỨC TỒN * 1. Phương thức cấu tạo từ trong các ngôn ngữ nói chung thường được hiểu là cách cấu tạo từ mới bằng cách ghép các hình vị căn tố và hình vị phụ tố với nhau, hoặc ghép các đơn vị cấu tạo từ của một ngôn ngữ nào đó với nhau theo những quy tắc, mô hình nhất định của từng ngôn ngữ[55, ]. Đối với Việt ngữ học, người đầu tiên diễn đạt hiển minh khái niệm phương thức cấu tạo từ và chỉ ra các phương thức cấu tạo từ cụ thể trong tiếng Việt là giáo sư Đỗ Hữu Châu. Năm 1981, ông viết:“Phương thức tạo từ là cách thức mà ngôn ngữ học tác động vào hình vị để cho ta các từ. Tiếng Việt sử dụng ba phương thức sau đây: từ hoá hình vị, ghép hình vị và láy hình vị”[6, ]. Đến năm 1986 ông nhắc lại:“Phương thức cấu tạo từ là những cơ chế, những quá trình xử lí các nguyên liệu hình vị để cho ta các từ của ngôn ngữ (có các phương thức sau): - Phương thức từ hoá hình vị - Phương thức phức hoá hình vị [7, ]. Trong số 3 phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt nêu trên, phương thức ghép được tất cả các nhà nghiên cứu Việt ngữ học ở trong và ngoài nước thừa nhận, không có ai nghi ngờ (xem [2,];[4,];[6,];[7,];[9,tr. 4,12];[10,];[14,];[26,];[27,];[28,, 90,300];[29,];[30,];[34,];[37,];[38,, 14]; [40,;[41,];[47,]. Quan điểm của chúng tôi cũng như vậy. Riêng phương thức được gọi là “từ hoá hình vị” là phương thức được giáo sư Đỗ Hữu Châu đưa ra đầu tiên và định nghĩa: “Từ hoá hình vị là phương thức tạo từ tác động vào bản thân một hình vị làm cho nó có những đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà không thêm bớt gì cả vào hình thức của nó. Những từ như: nhà, xe, áo, người, phanh, mì chính, lốp (xe đạp) là những từ hình thành do sự từ hoá các hình vị nhà, xe, áo, người, phanh, mì chính, ” [6, ]. Sau này .
đang nạp các trang xem trước