tailieunhanh - Thế giới cần gì để phát triển cân bằng và bền vững?

Bài viết nêu lên về các học thuyết đã chi phối nền kinh tế toàn cầu và chủ nghĩa tư bản điều chỉnh - sự thích nghi của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Mời các bạn tham khảo! | TRAO ĐỔI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THẾ GIỚI CẦN GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN CÂN BẰNG VÀ BỀN VỮNG? NguyÔn nh©m* Cuộc khủng hoảng kinh tế khởi nguồn từ Mỹ hồi đầu năm 2008 đã kéo theo sự đảo lộn cả về kinh tế và chính trị - xã hội trên toàn cầu, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học xã hội, các nhà hoạch định chính sách quốc gia và quốc tế. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đang lan ra toàn cầu, thì tại khoá họp thường niên lần thứ 63 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 23/9/2008, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi các nhà lãnh đạo chủ chốt của thế giới tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh để rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đồng thời “tái xây dựng một chủ nghĩa tư bản điều chỉnh”. Cũng chỉ trong thời gian hơn 5 tháng kể từ tháng 4 - 9/2009, thế giới cũng đã chứng kiến 2 hội nghị Thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20). Tại Hội nghị G-20 diễn ra ở Pittsburgh (Mỹ) ngày 24/9/2009, Thủ tướng Anh ông Gordon Brown lại kêu gọi hình thành một “cơ chế quản lý kinh tế toàn cầu mới”. Vào cuối năm 2009 (20/11), tại cuộc gặp các đại diện của trên 50 đảng cánh tả ở Thủ đô Caracas, Tổng thống Venezuela Hugo Chávez đã kêu gọi: “Thành lập Quốc tế V”. Như vậy, thực tế khách quan của sự phát triển kinh tế, chính trị – xã hội toàn cầu đã và đang đặt ra nhu cầu mới mà nhân loại cần phải quan tâm, đặc biệt là mặt chính trị – xã hội của thể chế kinh tế toàn cầu trong thời đại toàn cầu hoá. 1. Về các học thuyết đã chi phối nền kinh tế toàn cầu * CN. Viện Chiến lược - Bộ Quốc phòng 108 Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam - 3/2010 Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã ghi nhận sự thất bại của học thuyết "tự điều tiết" của trường phái kinh tế học cổ điển cả cũ và mới. Lý thuyết "Bàn tay vô hình" của A. Smith và "cân bằng tổng quát" của cũng không phát huy được hiệu quả. Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã đòi hỏi Nhà nước can thiệp nhiều hơn vào nền kinh tế. Đây .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN