tailieunhanh - Tư tưởng xây dựng kỷ luật và kỷ luật tự giác của V.I.Lenin và ý nghĩa trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay
Trong tác phẩm, đã khẳng định nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất của sự nghiệp cách mạng nước Nga trong tình hình mới là nhiệm vụ tổ chức quản lý nước Nga. Để thực hiện thành công việc tổ chức, quản lý và điều hành có hiệu quả nền kinh tế, việc nâng cao kỷ luật và kỷ luật tự giác của người lao động được khẳng định nhiều lần trong tác phẩm. | TƯ TƯỞNG XÂY DỰNG KỶ LUẬT VÀ KỶ LUẬT TỰ GIÁC CỦA VÀ Ý NGHĨA TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VIỆT NAM HIỆN NAY NguyÔn kim t«n* Năm 1918, đã viết tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xô-viết”. Trong tác phẩm, đã khẳng định nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất của sự nghiệp cách mạng nước Nga trong tình hình mới là nhiệm vụ tổ chức quản lý nước Nga. Để thực hiện thành công việc tổ chức, quản lý và điều hành có hiệu quả nền kinh tế, việc nâng cao kỷ luật và kỷ luật tự giác của người lao động được khẳng định nhiều lần trong tác phẩm. Theo , những khẩu hiệu chủ yếu trước mắt của Chính quyền xô- viết là: “Hãy tính toán tiền nong cho cẩn thận và thành thực, hãy chi tiêu tiết kiệm, đừng lười biếng, đừng tham ô, hãy triệt để tuân theo kỷ luật trong lao động”1. Việc xác định khẩu hiệu: “Hãy triệt để tuân theo kỷ luật trong lao động”2 là một trong những khẩu hiệu chủ yếu trước mắt đã nói lên phần nào vai trò và tầm quan trọng của kỷ luật và kỷ luật tự giác của người lao động trong sự nghiệp cách mạng nước Nga lúc bấy giờ. Vai trò đó đã được luận chứng bằng những lý luận và căn cứ thực tiễn rất rõ ràng, được thể hiện trên những khía cạnh sau: + Góp phần hạn chế những thiệt hại do sự yếu kém trong quản lý, trong tổ chức kiểm kê và kiểm soát. cho rằng, để chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản thì cần phải tạo ra những điều kiện cho giai cấp tư sản không thể tồn tại được và tái sinh được nữa. Muốn vậy, cần “tổ chức cho toàn dân kiểm kê và kiểm soát một cách hết sức chặt chẽ sự sản xuất và phân phối sản phẩm”3, thiết lập một hệ thống quan hệ tổ chức mới cực kỳ phức tạp về kinh tế, thật sự xã hội hóa sản xuất và đảm bảo nâng cao năng suất lao động trong phạm vi toàn quốc. Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo Xô-viết phải tận dụng các chuyên gia tư sản, trả lương họ thật cao để thu hút họ * ViÖn Chñ nghÜa x· héi khoa häc. Häc viÖn ChÝnh trÞ – Hµnh chÝnh Quèc gia Hå ChÝ Minh. (1977) Toàn tập, Nxb Tiến bộ, .
đang nạp các trang xem trước