tailieunhanh - Những tác động của kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa đối với sự phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam

Bài viết nêu lên kinh tế thị trường và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, những tác động của kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa đối với sự phát triển và quản lý sự phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM * Ph¹m v¨n vang 1. Kinh tế thị trường và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội Kinh tế thị trường, có thể nói là bước tiến của loài người mang tính cách mạng trong lực lượng sản xuất. Mác đã chia tiến trình kinh tế của nhân loại thành hai loại hình cơ bản: kinh tế tiểu tư bản và kinh tế tư bản, hay nói cách khác là kinh tế kém phát triển và kinh tế phát triển. Kinh tế kém phát triển chỉ bảo đảm cho sự sinh tồn. Còn kinh tế phát triển là gắn với thị trường, với tư bản và công nghiệp hình thành từ giữa thế kỷ XVIII cho đến ngày nay đạt trình độ phát triển cao gọi là kinh tế thị trường hiện đại. Tiến trình phát triển của kinh tế thị trường đã có bước tiến vượt bậc làm thay đổi sâu sắc trong phương thức sản xuất và kết cấu kinh tế. Bước ngoặt đó đã tạo ra thời đại phát triển với 3 quá trình: từ kinh tế thị trường tự do chuyển sang kinh tế thị trường hiện đại; quá trình cách mạng khoa học - công nghệ và quá trình xác lập nền kinh tế toàn cầu. Đây cũng là 3 nội dung cơ bản hợp thành tiến trình phát triển kinh tế thị trường hiện đại. Chính quá trình tích tụ và tập trung tư bản đã hình thành những lực lượng kinh tế vượt khỏi tư bản tư nhân độc lập để hình thành các công ty và tập đoàn kinh tế khổng lồ, những lực lượng kinh tế vượt khỏi tầm quốc gia, thành các lực lượng kinh tế xuyên quốc gia. Dưới tác động của quy luật giá trị thặng dư và quy luật tích lũy tái sản xuất mở rộng, việc di chuyển tư bản ra nước ngoài, tìm những lĩnh vực và nơi đầu tư ở các nước công nghiệp phát * TS. Viện Khoa học xã hội Việt Nam 28 Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam – 3/2010 triển vào những thập niên cuối thế kỷ XX đã trở thành quy luật nội tại của tiến trình phát triển kinh tế thị trường hiện đại. Quá trình quốc tế hóa kinh tế này cùng với cách mạng khoa học và công nghệ ở trình độ cao đã dẫn đến toàn cầu hóa kinh tế hay cơ cấu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.