tailieunhanh - Một số vấn đề về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước qua kết quả kiểm toán của cơ quan kiểm toán nhà nước

Bài viết nêu lên thực trạng doanh nghiệp nhà nước qua kết quả kiểm toán của cơ quan Kiểm toán nhà nước. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC QUA KẾT QUẢ KIỂM TOÁN CỦA CƠ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Tạ Văn Khoái* 1. Thực trạng doanh nghiệp nhà nước qua kết quả kiểm toán của cơ quan Kiểm toán nhà nước Năm 2010, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2009 của 27 doanh nghiệp nhà nước, bao gồm 24 tập đoàn, tổng công ty và 03 công ty nhà nước độc lập. Kết quả kiểm toán các doanh nghiệp nhà nước đã được công khai theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước. Kết quả kiểm toán của cơ quan Kiểm toán nhà nước đã phản ánh thực trạng doanh nghiệp nhà nước trên những mặt cơ bản sau đây: (1) Về báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được kiểm toán nhìn chung đều có sự điều chỉnh theo kết quả kiểm toán. Năm 2009, báo cáo tài chính của 27 doanh nghiệp nhà nước được kiểm toán điều chỉnh theo kết quả kiểm toán: tổng tài sản, tổng nguồn vốn tăng 902 tỷ đồng; tổng doanh thu, thu nhập thuần tăng 666 tỷ đồng; tổng chi phí giảm 325 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng 991 tỷ đồng; thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước tăng tỷ đồng. (2) Về quản lý nợ phải thu: Về cơ bản các doanh nghiệp nhà nước được kiểm toán đã quan tâm tới việc quản lý nợ phải thu, mở sổ theo dõi nợ phải thu theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp. * TS. Học viện Tài chính Tỷ lệ nợ phải thu chiếm tỷ trọng đáng kể trên tổng tài sản. Báo cáo kiểm toán năm 2010 cho thấy: Tổng nợ phải thu của 27 doanh nghiệp đến 31-12-2009 là tỷ đồng, tỷ lệ trên tổng tài sản là 14,23%, trên vốn chủ sở hữu là 26,93%. Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quản lý các khoản nợ phải thu, các doanh nghiệp nhà nước được kiểm toán còn bộc lộ không ít những hạn chế, bất cập. Báo cáo kiểm toán năm 2010 đã chỉ rõ: nhiều đơn vị được kiểm toán việc đối chiếu, xác nhận nợ chưa đầy đủ; chưa rà soát phân loại nợ để có biện pháp thu hồi kịp thời, dẫn đến nhiều khoản phải thu khó đòi, tồn đọng nhiều năm chưa được xử lý dứt điểm và trích lập dự phòng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN