tailieunhanh - Những thách thức của một ASEAN phát triển bền vững trước xu thế toàn cầu hóa

Nghiên cứu quá trình toàn cầu hóa hiện nay nổi lên hai hình thức: Một là, có ý kiến cho rằng, hệ tư tưởng và chủ nghĩa quốc gia-dân tộc là bức tường cản trở sự hình thành nền kinh tế-xã hội toàn cầu hóa nói chung và Cộng đồng ASEAN nói riêng; mặt khác, có ý kiến thừa nhận rằng, chủ nghĩa quốc gia-dân tộc có ý nghĩa chiến lược trong cuộc đấu tranh chống lại sự thực dân hóa về văn hóa, chính trị và kinh tế của phương Tây1 đối với các quốc gia chậm hoặc đang phát triển. | Những thách thức của một ASEAN phát triển bền vững 19 NHỮNG THÁCH THỨC CỦA MỘT ASEAN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRƯỚC XU THẾ TOÀN CẦU HÓA PHẠM TẤN THIÊN* 1. Vấn đề hệ tư tưởng và chủ nghĩa quốc gia-dân tộc . Nghiên cứu quá trình toàn cầu hóa hiện nay nổi lên hai hình thức: Một là, có ý kiến cho rằng, hệ tư tưởng và chủ nghĩa quốc gia-dân tộc là bức tường cản trở sự hình thành nền kinh tế-xã hội toàn cầu hóa nói chung và Cộng đồng ASEAN nói riêng; mặt khác, có ý kiến thừa nhận rằng, chủ nghĩa quốc gia-dân tộc có ý nghĩa chiến lược trong cuộc đấu tranh chống lại sự thực dân hóa về văn hóa, chính trị và kinh tế của phương Tây1 đối với các quốc gia chậm hoặc đang phát triển. Theo chúng tôi, các ý kiến trên không phải là không có lý, nhưng có phần cực đoan. Mỗi quốc gia, dân tộc đều có thể tự do lựa chọn hệ tư tưởng và chế độ chính trị-xã hội để xây dựng và phát triển đất nước. Điều đó là phụ thuộc vào điều kiện lịch sử-cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc. Các nước Đông Nam Á đã lựa chọn hệ tư tưởng và chế độ chính trị-xã hội khác nhau, nhưng đều nhất trí và quyết tâm xây dựng một Cộng đồng ASEAN thống nhất trong đa dạng. Chủ nghĩa quốc gia-dân tộc là điều cần thiết cho bất cứ quốc gia và dân tộc nào trên thế giới. Chủ nghĩa quốc gia-dân tộc chân chính đem lại hòa bình và lợi ích hài hòa cho chính quốc gia, dân tộc đó và cho cộng đồng quốc tế. Chủ nghĩa quốc gia-dân tộc bành chướng hay ích kỷ, hẹp hòi thường đem đến những xung đột, chiến tranh với các quốc gia, dân tộc khác, ảnh hưởng tới lợi ích của cộng đồng và của chính quốc gia, dân tộc đó. * Trường Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. . Toàn cầu hóa là một quá trình khách quan, tất yếu của lịch sử phát triển xã hội loài người. Điều quyết định để tham gia trong quá trình toàn cầu hóa, theo chúng tôi, là đất nước đó phải xây dựng nền kinh tế thị trường và chấp nhận các định chế chung trong "sân chơi" toàn cầu. Điều đó là chấp nhận "mẫu số chung" của những giá trị phổ quát trong lịch sử phát triển văn minh của toàn nhân .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.