tailieunhanh - Tái định cư trong lịch sử Nam Tiến dưới chế độ phong kiến Việt Nam

Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, ngoài chủ trương di dân nhằm phân bố lại lực lượng dân cư, đưa dân từ những vùng đông đúc hoặc dân không có ruộng đất lưu tán khắp nơi đến khai hoang lập thành làng xã mới, qua đó mở rộng diện tích canh tác, tăng thêm đơn vị hành chính, ổn định tình hình kinh tế xã hội trong phạm vi đồng bằng Bắc bộ. | TÁI ĐỊNH CƯ TRONG LỊCH SỬ NAM TIẾN DƯỚI CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VIỆT NAM NGÔ VĂN MINH* Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, ngoài chủ trương di dân nhằm phân bố lại lực lượng dân cư, đưa dân từ những vùng đông đúc hoặc dân không có ruộng đất lưu tán khắp nơi đến khai hoang lập thành làng xã mới, qua đó mở rộng diện tích canh tác, tăng thêm đơn vị hành chính, ổn định tình hình kinh tế xã hội trong phạm vi đồng bằng Bắc bộ, còn có những trường hợp di dân để mở rộng lãnh thổ, củng cố an ninh quốc phòng làm bàn đạp cho công cuộc mở cõi về phương Nam. * Cuộc di dân lớn đầu tiên vào phương Nam diễn ra dưới thời vua Lý Thánh Tông vào năm 1069. Những lưu dân Việt từ phía Bắc bắt đầu vào tái định cư tại vùng đất mới từ tỉnh Quảng Bình đến bắc tỉnh Quảng Trị hiện nay. Họ sống sống theo từng nhóm cùng huyết thống, lập nên các làng Phan Xá, Ngô Xá Cuộc di dân lớn thứ hai diễn ra dưới thời Trần - Hồ vào đầu thế kỷ XIV và đầu thế kỷ XV. Người Việt vào khẩn hoang lập ấp trên vùng đất từ phía nam tỉnh Thừa Thiên Huế đến phía bắc tỉnh Quảng Ngãi hiện nay. Cuộc di dân đại quy mô nhất diễn ra giữa thế kỷ XV, dưới thời vua Lê Thánh Tông. Một số gia phả ở vùng bắc Quảng Nam gọi đây là đợt di dân “tòng chinh lập nghiệp”, hay “Bắc địa tùng vương”. Sang thế kỷ XVII lại có tiếp những cuộc di dân ồ ạt vào vùng đất miền Trung hiện nay. Đến giữa thế kỷ XVIII bắt đầu có sự chuyển cư dần của người dân Ngũ Quảng (bao gồm từ PGS. TS. Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III * Quảng Bình đến Bình Định hiện nay) vào khai thác vùng đất mới từ phía nam đèo Cả, rồi tiến xa dần vào vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài di dân của người Việt từ miền Bắc, phải kể đến di dân của người Hoa, chủ yếu là của di thần nhà Minh đem quân đội, gia đình chạy sang nước ta, tiêu biểu là đợt di cư của Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch được chúa Nguyễn cho khai khẩn đất Biên Hoà và Mỹ Tho vào năm 1679 và nhóm Mạc Cửu đến khai khẩn định cư tại vùng Hà Tiên vào năm 1711. Nghiên cứu các cuộc di dân tái định .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN