tailieunhanh - Một số tư tưởng chính trị có tầm quan trọng trong nghiên cứu chính trị học ở Việt Nam

Tư tưởng chính trị là một hình thái của ý thức xã hội, thuộc thượng tầng kiến trúc, được hình thành và phát triển trong lịch sử xã hội loài người kể từ khi xuất hiện giai cấp và nhà nước. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | MỘT SỐ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CÓ TẦM QUAN TRỌNG TRONG NGHIÊN CỨU CHÍNH TRỊ HỌC Ở VIỆT NAM PHAN THỊ THÙY TRÂM* Tư tưởng chính trị là một hình thái của ý thức xã hội, thuộc thượng tầng kiến trúc, được hình thành và phát triển trong lịch sử xã hội loài người kể từ khi xuất hiện giai cấp và nhà nước. Đó là hệ thống những quan niệm, quan điểm phản ánh các mối quan hệ chính trị đặc biệt giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia dân tộc xoay quanh vấn đề giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước diễn ra trong lịch sử, cũng như thái độ của các giai cấp, các dân tộc đối với quyền lực chính trị mà tập trung ở quyền lực nhà nước trong các thời đại lịch sử.* Các tư tưởng chính trị luôn được đặt trong điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị của từng thời kỳ lịch sử cụ thể, đồng thời giữa chúng cũng có những nét tương đồng do sự kế thừa. Theo quan điểm duy vật lịch sử, tư tưởng chính trị chỉ là sự phản ánh những quan hệ kinh tế - xã hội đương thời. Ở cách tiếp cận này, không thể tìm hiểu tận cùng nguồn gốc của tư tưởng, của biến đổi tâm lý xã hội trong tư tưởng từng thời kỳ lịch sử. Và cũng không thể giải thích những biến đổi của một thời đại nào đó khi chỉ căn cứ vào ý thức của thời đại ấy. Theo , “không thể nhận định về một thời đại đảo lộn như thế căn cứ vào ý thức của thời đại ấy, trái lại phải giải thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội”1. Tư tưởng chính trị là sự phản ánh hiện thực đời sống chính trị và xác định con đường để biến cải đời sống chính trị hiện thực ấy. Vì vậy, nội dung của tư tưởng chính * ThS. Viê ̣n Phát triể n bề n vững vùng Nam bô ̣ trị luôn mang tính giai cấp (thể hiện lợi ích của một giai cấp nhất định, một nhóm giai cấp nhất định, một đảng nhất định), luôn hàm chứa những mục đích và những nhiệm vụ của hoạt động thực tiễn (để thực hiện những nhiệm vụ và đạt tới những mục đích chính trị, cần phải có những con người sử dụng được .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN