tailieunhanh - Pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Bài viết nêu lên tình hình thực thi pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRẦN VĂN DUY* 1. Tình hình thực thi pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam a. Hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư chưa đồng bộ và thiếu nhất quán Trong 25 năm qua, hệ thống pháp luật về đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài (ĐTNN) nói riêng không ngừng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật hiện hành về hoạt động ĐTNN còn không tương thích, trùng lặp và thậm chí mâu thuẫn giữa các quy định liên quan đến đầu tư của các luật có liên quan, các văn bản pháp luật còn chồng chéo tạo ra các cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng ở các cấp. Điều này gây ra không ít khó khăn đối với cả nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện. Ngoài ra, là hàng loạt quy định thiếu rõ ràng và bất hợp lý của Luật Đầu tư khiến cho thủ tục đầu tư bị kéo dài, do cơ quan thực thi không thể giải quyết theo luật mà phải chờ xin ý kiến của các cơ quan quản lý cấp trên. Vì vậy dẫn đến tình trạng các trường hợp xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) của Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đều chậm so với thời gian quy định. Cụ thể: - Quy định bất hợp lý khi đồng nhất GCNĐT và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Khoản 1, Điều 50 Luật Đầu tư 2005 quy định: “Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra * * ThS. Học viện Chính sách và Phát triển. đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Việc quy định GCNĐT đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh áp dụng cho NĐTNN lần đầu đầu tư vào Việt Nam có dự án gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế là không hợp lý, bởi vì tính chất pháp lý của hai loại giấy này là hoàn toàn khác nhau. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp trong khi GCNĐT chỉ xác lập tính hợp pháp cho một hành

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.