tailieunhanh - Bàn về giáo dục đạo hiếu truyền thống cho học sinh, sinh viên trong nhà trường hiện nay
Bài viết trình bày khái niệm về đạo hiếu nguồn gốc nhân cách của con người Việt Nam, khảo sát nhận thức về đạo hiếu đối với học sinh, sinh viên hiện nay từ đó đề xuất các giải pháp trong việc giảng dạy về đạo đức của con người Việt Nam trong nhà trường. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 32-35 BÀN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO HIẾU TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY Hồ Thu Hằng - Trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang Ngày nhận bài: 18/05/2018; ngày sửa chữa: 23/05/2018; ngày duyệt đăng: 25/05/2018. Abstract: Family is one of educational environments that nurture, educate, and form personalities for people, including filial piety. In fact, education of filial piety tradition at school has not been much interested and many traditional values have been eroded. In the article, author discusses education of filial piety tradition for students at school in current period and the role of it in preserving the traditional values of our nation. Keywords: Education, filial piety, students. gánh nặng. Thực trạng trên đang là tiếng chuông báo động về sự bất hiếu, đặc biệt đối với giới trẻ. Những năm gần đây, một số vụ con cái ngược đãi, bạo hành cha mẹ nghiêm trọng đã xảy ra khiến dư luận, báo chí tốn rất nhiều giấy mực. Đau đớn hơn, không ít vụ, người bạo hành cha mẹ đẻ của mình lại là những người trí thức, có hiểu biết và có địa vị xã hội. Mỗi vụ việc, có thể có ẩn khuất bên trong, nhưng đều có một điểm chung, đó là, những người con này đều có lí do để biện minh cho hành động vô nhân thất đức của mình. Nhưng, có lí do nào để người đời có thể chấp nhận, cảm thông, tha thứ cho tội bất hiếu, khi mà chính họ cũng thừa nhận chưa từng bị mẹ đánh đập, hành hạ bao giờ? Người xưa có câu: “Trong trăm cái thiện thì hiếu đứng đầu!” khuyên bảo chúng ta phải hiếu thảo với cha mẹ, với bề trên. Là phận làm con không chăm sóc cha mẹ khi về già đã là không làm tròn bổn phận, việc đánh đập, hành hạ bố mẹ là hành vi vi phạm pháp luật cần bị nghiêm trị thích đáng. Trong mười phẩm chất đạo đức đặc thù xét theo vị trí được thay đổi hàng ngày của con người trong hệ tương tác với người khác gọi là “Thập Nghĩa”: Quân: nhân, Thần: trung, Phụ: từ, Tử: hiếu, Phu: nghĩa, Phụ: thính, Huynh: lượng, Đệ: đễ, Trưởng: huệ, Ấu: thuận
đang nạp các trang xem trước