tailieunhanh - Cơ sở tâm lí học về định hướng giá trị của thanh niên - sinh viên
Bài viết đề cập cơ sở lí luận về định hướng giá trị của thanh niên - sinh viên dưới gốc độ tâm lí học qua các nội dung: khái niệm định hướng giá trị, khái niệm định hướng giá trị của thanh niên - sinh viên, các biểu hiện về định hướng giá trị của thanh niên - sinh viên,. Để nắm nội dung bài viết. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 21-26 CƠ SỞ TÂM LÍ HỌC VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ CỦA THANH NIÊN - SINH VIÊN Vũ Thùy Hương - Học viện Báo chí và Tuyên truyền Ngày nhận bài: 11/05/2018; ngày sửa chữa: 14/05/2018; ngày duyệt đăng: 05/06/2018. Abstract: This study mentions scientific foundation of value orientation of students and young generation from the perspective of psychology. The basis has been mentioned in terms of concept of value orientation, value orientation of students and young generation, expresses of value orientation of students and young generation and factors affecting the value orientation of students. Keywords: Psychological approach, value, value orientation, students. tr 68]. Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “ĐHGT là một trong những biến đổi rõ nét của đặc trưng xu hướng nhân cách và có ý nghĩa hướng dẫn hoạt động của con người. Nó mang đậm nét tính xã hội - lịch sử chung của cộng đồng, nét riêng của từng dân tộc, những nét đặc thù của nhóm xã hội, nhóm lứa tuổi, giới nghề nghiệp, tôn giáo, địa phương khác nhau” [2; tr 37]. Nhấn mạnh vai trò của ĐHGT trong việc điều chỉnh hành vi, tác giả Trần Trọng Thuỷ cho rằng: “ĐHGT là các giá trị đã được con người sống trong xã hội tiếp thu với tư cách như là những tiêu chuẩn của hành vi” [3; tr 11]. Tác giả Lê Đức Phúc quan niệm: “ĐHGT là thái độ lựa chọn của con người đối với các giá trị vật chất và tinh thần; là một hệ thống tâm thế, niềm tin, sở thích được biểu hiện trong hành vi của con người. Đó cũng là năng lực của ý thức, nhận thức và đánh giá các hoạt động và các sản phẩm xã hội khác nhau” [4; tr 71]. Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về ĐHGT, song các tác giả đều có sự thống nhất ở các điểm cơ bản sau đây: - ĐHGT là một yếu tố quan trọng của cấu trúc nhân cách, được hình thành và củng cố bởi năng lực nhận thức, bởi kinh nghiệm sống cá nhân qua sự trải nghiệm lâu dài, giúp cá nhân có thể tách cái có ý nghĩa, cái bản chất thiết thân đối với họ ra khỏi cái vô nghĩa, cái không bản
đang nạp các trang xem trước