tailieunhanh - Rèn luyện kĩ năng ứng phó với stress cho sinh viên ngành sư phạm mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An

Bài viết phân tích các nhóm kĩ năng cần thiết để ứng phó với stress của giáo viên mầm non và biện pháp rèn luyện kĩ năng ứng phó với stress cho sinh viên sư phạm mầm non, để họ đạt được cân bằng tâm lí trong cuộc sống và nghề nghiệp đem lại hiệu quả cao cho công việc chăm sóc, giáo dục trẻ. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 24-27; 59 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN Nguyễn Thị Cẩm Tú - Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An Ngày nhận bài: 05/06/2018; ngày sửa chữa: 08/06/2018; ngày duyệt đăng: 04/07/2018. Abstract: The paper analyzes the groups of skills needed to cope with the stress of early childhood teachers. Also, the article proposes some measures to practice students majoring in preschool education at Nghe An College of Education to cope with stress and balance psychological changes in their life and job, bringing high efficiency in children care and education. Keywords: Stress, coping skills, preschool teachers, preschool students. 1. Mở bài Theo các nghiên cứu và thực tiễn gần đây cho thấy, giáo viên nói chung và giáo viên mầm non (GVMN) nói riêng thuộc nhóm nghề có nguy cơ stress cao, mức độ stress diễn ra ở GVMN khá phổ biến. Sự thay đổi nhanh chóng của xã hội về kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mà trước đây GVMN chưa gặp, chưa phải ứng phó. Do đó, GVMN thường hành động theo cảm tính và có thể sẽ gặp rủi ro. Chính vì thế, GVMN trong xã hội ngày nay cần có kĩ năng ứng phó (KNƯP) để sống tốt và làm tốt nhiệm vụ nghề nghiệp. Mặt khác, trong xã hội hiện đại, tâm lí của trẻ em cũng mang đặc trưng của xã hội. Điều này có nghĩa là, GVMN phải đối mặt với nhiều vấn đề trong chăm sóc và giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, hoạt động giảng dạy của GVMN có những đặc thù riêng về đối tượng, nội dung, thời gian giảng dạy và các đặc điểm khác đã tác động và trở thành những tác nhân gây stress cho GVMN. Thực tế cho thấy, nhiều GVMN có thời gian làm việc không phải 8 tiếng mà lên tới 10 tiếng mỗi ngày; phải làm việc với trách nhiệm cao để đảm bảo an toàn tính mạng của hàng chục trẻ, đảm bảo cho trẻ ngoan, ăn hết suất, ngủ ngon đủ giấc, hứng thú, tích cực tìm tòi khám phá để phát triển 1 cách toàn diện,. Với áp lực công việc như vậy, stress rất có thể .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.