tailieunhanh - Tổng kết 5 năm điều trị chấn thương thanh khí quản

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm so sánh kết quả điều trị chấn thương thanh khí quản bằng phẫu thuật mở và bằng phương pháp nong qua nội soi tại khoa tai mũi họng bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2005 đến 9/2009. Nghiên cứu tiến hành qua khảo sát 54 trường hợp chấn thương thanh-khí quản điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hở và 54 trường hợp điều trị bằng phương pháp nong qua nội soi tại khoa Tai Mũi Họng từ 5/2007 đến 8/2009. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 TỔNG KẾT 5 NĂM ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG THANH-KHÍ QUẢN Trần Phan Chung Thuỷ* TÓM TẮT Cùng với sự gia tăng của tai nạn giao thông, chấn thương thanh khí quản cũng ngày càng tăng, đòi hỏi có phương pháp điều trị đúng đắn và kịp thời để tránh sẹo hẹp về sau. Mục tiêu: So sánh kết quả điều trị chấn thương thanh khí quản bằng phẫu thuật mở và bằng phương pháp nong qua nội soi tại khoa tai mũi họng bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2005 đến 9/2009. Đối tượng: Qua khảo sát 54 trường hợp chấn thương thanh-khí quản điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hở và 54 trường hợp điều trị bằng phương pháp nong qua nội soi tại khoa Tai Mũi Họng từ 5/2007 đến 8/2009. Thiết kế nghiên cứu: Hai giai đoạn: Thực nghiệm lâm sàng hồi cứu mô tả trong thời gian từ 1/2005 đến 4/2007 và Thực nghiệm lâm sàng tiến cứu mô tả trong thời gian từ 5/2007 đến 9/2009. Kết quả: Trong cả 2 nhóm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: Bệnh nhân nam là chiếm ưu thế. Nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông. Tổn thương thanh quản là hay gặp nhất. So sánh kết quả ban đầu giữa 2 phương pháp: Tỉ lệ rút ống thở của phẫu thuật hở là 68,5% và tỉ lệ này của phương pháp nong qua nội soi là 96,3%. Kết luận: Chỉnh hình chấn thương thanh khí quản bằng phương pháp nong qua nội một phương pháp khả thi để chỉ định cho đa số chấn thương thanh khí quản đến sớm. SUMMARY OVERVIEW 5 YEAR MANAGEMENT OF LARYNGOTRACHEAL TRAUMA Tran Phan Chung Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 352 - 357 The ratio of the laryngotracheal trauma is increasing along with the increase of traffic accidents. This disease needs proper treatment to avoid laryngotracheal stenosis. Objective: Compare the results of treatment laryngotracheal trauma by open surgery and baloon laryngotracheal plasty method. Patients: 54 laryngo-tracheal trauma cases have been treated by open surgery and 54 laryngo-tracheal trauma cases have been treated by endoscopic surgery at ENT .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN