tailieunhanh - Thực trạng phát triển chương trình đào tạo ở trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của AUN - QA

Bài viết đề cập đến nội hàm phát triển chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn chất lượng của AUN - QA tại trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng hiện nay cho thấy tầm quan trọng của chương trình đào tạo của các trường đại học có vai trò đánh giá toàn bộ quá trình đào tạo toàn bộ tại các trường đại học. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 13-18 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG CỦA AUN-QA Lê Minh Hiệp, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng Ngày nhận bài: 26/02/2018; ngày sửa chữa: 26/04/2017; ngày duyệt đăng: 10/05/2018. Abstract: The curriculum is the backbone of the entire training process at university and also is a significant factor that determines the quality of university education. One of the important tasks of the university in general and University of Foreign Languages - Da Nang University in particular is to develop training programme towards quality assurance under AUN-QA (ASEAN University Network - Quality Assurance). The article refers to situation of developing curriculums at universities and proposes the measures to develop the curriculum towards quality assurance AUNQA at University of Foreign Language Studies - The University of Danang today. Keywords: Curriculum development, AUN-QA, University of Foreign Languages, The University of Danang. 1. Mở đầu Trong mỗi quốc gia, chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục đại học nói riêng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục đại học chính là chương trình đào tạo (CTĐT). Tuy nhiên, trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đạt được, GD-ĐT ở Việt Nam vẫn còn những tồn tại trong đó “. Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm được đổi mới. Nội dung chương trình còn nặng về lí thuyết, phương pháp dạy học lạc hậu, chưa phù hợp với đặc thù khác nhau của các loại hình cơ sở giáo dục, vùng miền và các đối tượng người học;.” [1; tr 5]. Do vậy, CTĐT của các cơ sở GD-ĐT cần được điều chỉnh, cải tiến phù hợp với xu thế phát triển KT-XH của đất nước, khu vực và thế giới. Phát triển CTĐT là một quá trình liên tục nhằm hoàn thiện không ngừng CTĐT cho tương thích với trình độ phát

TỪ KHÓA LIÊN QUAN