tailieunhanh - Sống mãi với thủ đô và Hà Nội – mùa đông 46 của Nguyễn Huy Tưởng trong mạng lưới liên văn bản
Khái niệm “Liên văn bản” (Intertexuality) được xem là một trong những phát hiện quan trọng của khoa học văn chương nửa sau thế kỉ XX. Julia Kristeva trong công trình Từ, đối thoại và tiểu thuyết năm 1960 đã lần đầu tiên đề xuất khái niệm này. | SỐNG MÃI VỚI THỦ ĐÔ VÀ HÀ NỘI – MÙA ĐÔNG 46 CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG TRONG MẠNG LƯỚI LIÊN VĂN BẢN LÊ THỊ DƯƠNG* Khái niệm “Liên văn bản” (Intertexuality) được xem là một trong những phát hiện quan trọng của khoa học văn chương nửa sau thế kỉ XX. Julia Kristeva trong công trình Từ, đối thoại và tiểu thuyết năm 1960 đã lần đầu tiên đề xuất khái niệm này. Không phải ngẫu nhiên mà Kristeva lựa chọn giới thiệu và lý giải những tư tưởng của Mikhail Bakhtin, đặc biệt là quan niệm về tính đối thoại. Cũng chính Kristeva đã khẳng định tư tưởng về liên văn bản của Bakhtin, dù ông không hề dùng thuật ngữ này1. Có thể nói, với việc khám phá ra nguyên tắc đối thoại, Bakhtin đã khai mở con đường đến với lí luận liên văn bản. Theo cách diễn giải của Bakhtin, mọi phát ngôn đều có tính đối thoại, nghĩa là nó luôn đáp lại những phát ngôn trước đó và luôn phát thông điệp đến những người nói tiềm năng khác2. Tuy nhiên, đối thoại với Bakhtin, tuy là bản chất của đời sống xã hội, nhưng không diễn ra tùy tiện, mà luôn phụ thuộc vào người phát ngôn, không gian và thời gian phát ngôn. “Các văn bản là đối thoại trong tiến trình tạo nghĩa phụ thuộc vào tác giả, thời gian và không gian nơi mà nó được viết, và ý nghĩa được cấu thành bởi người đọc”3. Nguyên tắc đối thoại đã tạo ra quan hệ hai chiều giữa các văn bản, kết nối văn bản có trước và văn bản có sau trong cuộc “chuyện trò” hoặc ngẫu nhiên hoặc hữu ý. Chẳng hạn trường hợp chuyển thể từ tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh, hay trường hợp viết lại chuyện cũ, có thể coi là hành vi đối thoại hữu ý và trực tiếp đối với các văn bản ra đời trước. Với Bakhtin, và với các nhà lí luận liên văn bản sau này, tính đối thoại không chỉ giới hạn ThS. Viện Văn học trong phạm vi những văn bản cùng loại, cũng như vậy, liên văn bản không đóng khung trong nội bộ văn bản văn học mà mở rộng ra các văn bản nghệ thuật (hội họa, điện ảnh, âm nhạc ), rộng hơn nữa, các văn bản địa lý, lịch sử, tôn giáo Rõ ràng, bản chất đối thoại của ngôn ngữ theo lập luận của .
đang nạp các trang xem trước