tailieunhanh - Về khái niệm “literacy” và việc dạy học đọc, viết cho học sinh tiểu học trong môn tiếng việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Bài viết đề cập đến đa năng lực giao tiếp của học sinh là năng lực chung cần đạt trong mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới vừa ban hành, đề xuất ngữ liệu dạy đọc, viết đa phương thức, đa phương tiện trong sách giáo khoa tiếng Việt ở tiểu học. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 1-4 VỀ KHÁI NIỆM “LITERACY” VÀ VIỆC DẠY HỌC ĐỌC, VIẾT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG MÔN TIẾNG VIỆT THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Nguyễn Thị Xuân Yến - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 14/05/2018; ngày sửa chữa: 23/05/2018; ngày duyệt đăng: 01/06/2018. Abstract: The article discusses the concept “literacy” in the context of development of reading and writing ability of learners as well as multi-literacy competence. Also, the article shows that multi-literacy ability is key competence of communication of leaners under New General Education Programme and proposes the teaching materials of multi-literacy reading and writing and multi-media for the Vietnamese textbook at primary schools. Keywords: Literacy, multi-literacy, Vietnamese textbook, primary school. một quốc gia bằng tỉ lệ người “biết chữ” và “chưa biết chữ”. Tổ chức này quan niệm: “Một người không biết chữ nếu họ không có hai khả năng đọc và viết một tuyên bố ngắn và đơn giản liên quan đến cuộc sống hằng ngày của họ” [1; tr 10]. Theo đó, năng lực “literacy” cũng được hiểu là khả năng biết đọc, viết của cá nhân. UNESCO đề xuất khả năng biết đọc, biết viết là phương tiện để con người phát triển KT-XH trong một quốc gia. Với quan niệm này, vấn đề xóa mù chữ đã vượt ra ngoài giới hạn của nội hàm biết chữ thô sơ trước đây là dạy chữ. Đến năm 1978, UNESCO đã mở rộng nội hàm “literacy” bằng tuyên bố thuật ngữ “mù chữ chức năng”. Một người được coi là “mù chữ chức năng” nếu họ không thể tham gia bất kì hoạt động nào mà biết đọc, biết viết là điều kiện cần cho hiệu quả hoạt động của các nhóm hoặc cộng đồng đó và cũng không thể sử dụng kĩ năng đọc, viết và tính toán cho sự phát triển của chính mình và của cả cộng đồng. UNESCO coi nội hàm “literacy” ở mức độ rộng và phức tạp hơn: “Khả năng nhận biết, hiểu, sáng tạo, truyền đạt, tính toán và dùng chữ được in ra và viết ra liên kết cùng các văn cảnh khác nhau” [1; tr 26]. Ngày nay, cùng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN