tailieunhanh - Trần Huy Liệu cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết phân tích về cuộc đời và sự nghiệp của Trần Huy Liệu. Đồng thời nêu lên sự đóng góp của ông trong nền văn học nước nhà. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | TRẦN HUY LIỆU CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP PHẠM NHƯ THƠM* Trần Huy Liệu (tự Đẩu Nam) sinh ngày 5 tháng 11 năm 1901 (tức ngày 13 tháng 10 năm Tân Sửu) tại làng Vân Cát, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông là con thứ ba của ông tú Trần Huy Trinh và bà Hoàng Thị Như. Thân sinh Trần Huy Liệu là một nhà nho nổi tiếng trong vùng, nhưng bởi học tài thi phận mà suốt đời mang cái “hận bút nghiên”. Thuở nhỏ, ông theo cha nhập môn cụ Khổng với mục đích “tiên vi quan, đạt vi sư”. Vốn thông minh từ nhỏ, ông thường đối đáp trôi chảy những “câu đối” của các bạn cha mình. Năm 13 tuổi, ông đã được cha giao trọng trách trả “mối cừu thư” cho cả gia đình trong kỳ thi Hương ở Nam Định. Nhưng đáng tiếc vì ốm, ông phải bỏ dở kỳ thi. * Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo buổi thoái trào, năm 14 tuổi, Trần Huy Liệu đã phải vừa đi học vừa đi dạy thêm, làm “gà” bài trong các kỳ thi để kiếm tiền góp thêm vào cuộc sống ngày càng khốn khó của gia đình. Bởi vậy, ngay từ nhỏ, ông gần gũi và thông cảm với cuộc sống của những người lao động, căm ghét bọn cường hào ác bá, bọn thực dân cướp nước. Lòng yêu nước, thương dân ở Trần Huy Liệu sớm nảy nở. Nhưng nhờ nhạy cảm với tư tưởng mới của thời đại, thuở còn đang “theo chân cụ Khổng”, ông đã tìm cách tiếp xúc với “nền học mới” đang được các sĩ phu Đông Kinh Nghĩa Thục hô hào và cổ động. Học “tứ thư”, “ngũ kinh”, nhưng Trần Huy Liệu vẫn tìm đọc những tác phẩm của Rútxô, * Viện Sử học. Môngtetxkiơ, Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, Phan Bội Châu Đặc biệt, ông còn thuộc lòng những bài thơ ca yêu nước của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục và thơ ca từ hải ngoại gửi về. Trong số ấy có thể nói những tác phẩm của Lương Khải Siêu đã gây nhiều ấn tượng mạnh mẽ, đến nỗi ông vừa đọc vừa “thổn thức” và “những giọt lệ ái quốc đã trào lăn trên gò má”. Rồi Trần Huy Liệu ao ước lớn lên được làm cách mạng, cứu dân, cứu nước. Khát vọng hoạt động và vươn tới cái mới của ông được nung nấu từ đây. Chính vì thế mà sau khi người cha (cũng là người thày) mất, Trần Huy .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.