tailieunhanh - Tổng hợp 3 bài phần tích 9 câu đầu trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm mở đầu bài thơ Đất nước bằng những kí ức tuổi thơ để hình dung về sự tồn tại của đất nước trong nhận thức và tình cảm tự nhiên của con người. Những hình ảnh giản dị, tự nhiên ấy thấm đẫm hơi thở của dân ca, huyền tích lịch sử của dân tộc được thể hiện rõ nét trong 9 câu thơ đầu của đọan trích Đất nước. tài liệu và cảm nhận. | Với 9 câu thơ mở đầu, nhà thơ đã đưa người đọc trở về với lịch sử của dân tộc để trả lời cho câu hỏi đất nước có từ bao giờ. Để hiểu rõ hơn nguồn gốc của đất nước mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết của một phần tài liệu Tổng hợp 3 bài phần tích 9 câu đầu trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm dưới đây:BÀI MẪU SỐ 1:MỞ BÀINguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin nay đã nghỉ hưu. Các tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô, Trường ca Mặt đường khát vọng. Đất nước là bài thơ được trích từ chương V trường ca “Mặt đường khát vọng” được hoàn thành ở chiến trường Bình Trị Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ miền Nam xuống đường tranh đấu hòa hợp với cuộc kháng chiến của dân tộc. Đoạn thơ ta sắp phân tích sau đây là đoạn thơ để lại dấu ấn về Đất Nước thân thương, bình dị trong trái tim mỗi con người:THÂN BÀIKhái quát: Khác với các nhà thơ cùng thế hệ – thường tạo một khoảng cách khá xa để chiêm ngưỡng và ngợi ca đất nước, với các từ ngữ, hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ, có tính chất biểu tượng. Nguyễn Khoa Điềm đã chọn điểm nhìn gần gũi để miêu tả một đất nước tự nhiên, bình dị mà không kém phần thiêng liêng, tươi đẹp. Hình ảnh đất nước trong đoạn thơ đầu hiện lên muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ thường, lắng đọng trong tâm tưởng ta qua những nét đẹp về phong tục, tập quán, văn hóa, truyền thống mang đậm dấu ấn con người Nguyễn Khoa Điềm, đất nước ở ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình chúng ta, từ lời kể chuyện của người mẹ, miếng trầu của bà, các phong tục tập quán quen thuộc (tóc mẹ thì bới sau đầu) cho đến tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ, hạt gạo ta ăn hàng ngày, cái kèo cái cột trong nhà… Tất cả những điều đó làm cho Đất nước trở thành cái gần gũi, thân thiết, bình dị trong cuộc sống hàng ngày của con dung cần phân tích, cảm nhận:Câu thơ mở đầu được nhà thơ viết theo thể câu khẳng định: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có .
đang nạp các trang xem trước