tailieunhanh - Chính sách lao động - việc làm: Nhìn lại từ góc độ kinh tế vĩ mô

Trên hành trình Đổi mới và hội nhập quốc tế, thực hiện mục tiêu xây dựng một nước với “Dân giàu, nước mạnh, Dân chủ, công bằng, văn minh”, cùng với các chính sách phát triển kinh tế, Việt Nam đã ban hành một hệ thống chính sách xã hội hướng vào phục vụ lợi ích và phát triển toàn diện con người, trong đó có các chính sách lao động- việc làm và thu nhập, giáo dục, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ, chính sách dân tộc và tôn giáo, chính sách đối với người có công với đất nước. | CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM: NHÌN LẠI TỪ GÓC ĐỘ KINH TẾ VĨ MÔ NGUYỄN MINH PHONG * I. NHỮNG NỖ LỰC VÀ THÀNH QUẢ TRONG CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM 2006 – 2010 Nhận thức mới về phát triển trong thế giới hiện đại khẳng định: Phát triển nguồn nhân lực là đỉnh cao nhất, là mục tiêu cuối cùng và cũng là động lực mạnh nhất của mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và quốc tế; Chính sách trung tâm của thời đại chúng ta là chính sách con người và sự tham gia của con người vào tiến trình phát triển xã hội và tiến bộ xã hội; Chính sách lao động - việc làm không chỉ bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, mà còn trực tiếp góp phần củng cố và nâng cao chất lượng, sức mạnh kinh tế của đất nước. Hệ thống chính sách xã hội phải dựa trên nền tảng cốt lõi nhất là coi trọng yếu tố con người và phát huy đến mức cao nhất tiềm năng của con người, bảo đảm các yêu cầu có tính nguyên tắc, đó là: Mọi người có việc làm, có thu nhập đảm bảo cuộc sống hàng ngày; Thực hiện nguyên tắc công bằng, dân chủ, bình đẳng trong mọi quan hệ xã hội trước pháp luật; Xây dựng một xã hội phát triển tương đối đồng đều, giảm dần sự cách biệt giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa phụ nữ và nam giới, giữa nông thôn và thành thị, giữa người giàu và người nghèo, giữa người có hoàn cảnh bất lợi, rủi ro với người có hoàn cảnh thuận lợi. Trên hành trình Đổi mới và hội nhập quốc tế, thực hiện mục tiêu xây dựng một nước với “Dân giàu, nước mạnh, Dân chủ, công bằng, văn minh”, cùng với các chính sách phát triển kinh tế, Việt Nam đã ban hành một hệ thống chính sách xã hội hướng vào phục vụ lợi ích và phát triển toàn diện con người, trong đó có các chính sách lao động- việc làm và thu nhập, giáo dục, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ, chính sách dân tộc và tôn giáo, chính sách đối với người có công với đất nước. Đặt trọng tâm vào công tác xoá đói, giảm nghèo, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội để nâng cao mức sống chung của nhân * TS. Viện Nghiên cứu Phát triển .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.