tailieunhanh - Ebook Cẩm nang cho các bà mẹ trẻ - Mang thai và sinh đẻ: Phần 2

Phần 2 ebook gồm các nội dung chính: Thai nghén và bệnh tiểu đường, thai kỳ và siêu âm, dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú, chế độ dinh dưỡng sau khi sinh, bắt đầu cho trẻ bú mẹ, món ăn bài thuốc cho bà mẹ thiếu sữa,. chi tiết nội dung tài liệu. | Thai nghén và bệnh tiểu đường 1. Vài nét sơ lược về bệnh tiểu đường Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Trước đây người ta biết bệnh sinh ra do thiếu hormon của tuyền tụy. Tụy là một tuyến tiêu hóa lớn, nằm ngang ở phía sau ổ bụng trên, được tá tràng (là khúc ruột non đầu tiên đi từ dạ dày xuống) ôm lấy. Ngoài việc tiết ra dịch tụy đổ vào ruột để tiêu hóa thức ăn, tụy còn là tuyến nội tiết, bài xuất hormon insulin đổ vào máu để điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp các tế bào của cơ thể sử dụng được chất đường. Những tổn thương ở tụy làm cho nó không tiết ra được insulin sẽ gây hậu quả là đường máu tăng cao và đến mức nào đó (quá ngưỡng hấp thu lại của thận) thì đường trong máu sẽ bị đào thải qua nước tiểu gây nên bệnh tiểu đường. Ngày nay loại tiểu đường này được gọi là tiểu đường nhóm I, là nhóm tiểu đường phụ thuộc vào insulin và việc điều trị chủ yếu là phải tiêm insulin thường xuyên. Đây cũng là loại tiểu đường nặng và thường xuất hiện sớm ở người còn trẻ. Ngoài loại tiểu đường ở trên ra, còn loại tiểu đường thuộc nhóm II, là loại tiểu đường không phụ thuộc vào insulin. Người bị bệnh tiểu đường nhóm này trong cơ thể lượng insulin vẫn đầy đủ nhưng do tác dụng sinh học của insulin bị giảm sút nên làm cho lượng đường máu tăng cao và gây nên tiểu đường. Loại tiểu đường này đáp ứng tốt với chế độ ăn uống thích hợp và có thể điều trị có hiệu quả bằng các thuốc làm hạ đường máu loại uống, chỉ khi cần thiết mới phải tiêm insulin. Thể bệnh tiểu đường này nhẹ hơn tiểu đường nhóm I và thường xuất hiện trên những người đã trưởng thành. Người bị tiểu đường thường có ba triệu chứng gợi ý để nghĩ đến bệnh là: ăn nhiều - uống nhiều - đi tiểu nhiều. Nếu xét nghiệm sẽ thấy lượng đường trong máu tăng cao (triệu chứng chính) và xét nghiệm nước tiểu có thể thấy ít hoặc nhiều đường trong đó (nước tiểu bình thường không có đường); vì thế tiểu ra ở đâu có thể có ruồi bâu, kiến đậu. Người bị tiểu đường có thể bị béo phì, có thể gầy sút lở loét dễ bị