tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm: Thực trạng và một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý tài chính trong các đơn vị trực thuộc Sở Giáo Dục trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Mục đích của đề tài sáng kiến kinh nghiệm " Thực trạng và một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý tài chính trong các đơn vị trực thuộc Sở Giáo Dục trên địa bàn tỉnh Lai Châu" là đề ra các giải pháp để nâng cao năng lực quản lý tài chính, tài sản cho thủ trưởng kế toán các đơn vị trực thuộc Sở trên địa bàn tỉnh Lai Châu nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý ngày càng cao. . | PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài. Qua thực tế công tác quản lý tài chính, sử dụng kinh phí, nguồn vốn ngân sách đúng mục đích, hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng không thể tách rời với hoạt động thường xuyên của đơn vị nó có tác dụng thúc đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp. Công tác quản lý tài chính ngành Giáo dục và Đào tạo không nằm ngoài qui luật đó. Trong thời gian qua công tác quản lý tài chính trong ngành Giáo dục đã có nhiều thay đổi tích cực theo hướng tăng cường phân cấp, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động nhiều hơn trong việc sử dụng và quản lý các nguồn lực tài chính phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong từng đơn vị. Thông qua cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thực trạng công tác quản lý tài chính trong một số đơn vị trực thuộc Sở hiện nay vẫn còn lúng túng, hạn chế, yếu kém, điều đó thể hiện qua các cuộc thanh tra, kiểm tra quyết toán. Nguyên nhân chính do bản thân cán bộ kế toán không tự giác nghiên cứu, cập nhật văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách liên quan đến lĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn của ngành, một số kế toán còn hạn chế hạn chế về chuyên môn, chưa nêu cao tinh thần học hỏi tự nghiên cứu chưa sác định rõ trách nhiệm trước công việc được giao cộng với một số chủ tài khoản chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý tài chính, thậm chí có trường hợp còn tùy tiện trong quản lý sử dụng nguồn kinh phí nặng về mua sắm sửa chữa ít quan tâm đến chi cho con người, thiếu công khai, dân chủ dẫn tới công tác quản lý tài chính tài sản còn bộc lộ những hạn chế như sau: 1. Sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được giao chưa xác định rõ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí không thường xuyên. 2. Chưa nắm chắc các nguyên tắc quản lý tài chính như: Tính pháp lý của chứng từ kế toán, niên độ kế toán, thời gian chỉnh lý .
đang nạp các trang xem trước