tailieunhanh - Vai trò phản biện của báo chí và dư luận xã hội
Bài viết này góp phần bàn luận về phản biện xã hội của báo chí và dư luận xã hội trên cơ sở cách tiếp cận mới về dư luận xã hội; từ đó ta có cái nhìn rõ hơn về mối quan hệ gắn bó giữa báo chí và dư luận xã hội trong xã hội hiện đại. | VAI TRÒ PHẢN BIỆN CỦA BÁO CHÍ VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI NGUYỄN VĂN DỮNG * 1. Đặt vấn đề Tiếp cận từ quan điểm hệ thống, báo chí là một tiểu hệ thống thành viên của hệ thống xã hội trong tổng thể, tồn tại và hoạt động chịu sự tác động, chi phối của hệ thống xã hội cũng như các tiểu hệ thống khác, thông qua các mối quan hệ ràng buộc, chi phối lẫn nhau trong cùng hệ thống và trong các điều kiện lịch sử xác định. Trong các quan hệ ấy, mối quan hệ giữa báo chí và dư luận xã hội (DLXH) luôn có ý nghĩa khoa học – thực tiễn đặc biệt, được giới khoa học xã hội học, chính trị học cũng như hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội thường xuyên chú ý trong sự quan tâm đặc biệt từ các phương diện và mục đích khác nhau. Trong lý luận và thực tiễn báo chí hiện đại, mối quan hệ của báo chí và DLXH cũng là một trong những vấn đề có vị trí nền tảng và vai trò trung tâm, thu hút tâm lực của các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như hoạt động tác nghiệp thường ngày của nhà báo. Bài viết này góp phần bàn luận về phản biện xã hội của báo chí và dư luận xã hội trên cơ sở cách tiếp cận mới về dư luận xã hội; từ đó ta có cái nhìn rõ hơn về mối quan hệ gắn bó giữa báo chí và dư luận xã hội trong xã hội hiện đại. 2. Về bản chất của DLXH và cách tiếp cận dư luận xã hội trong mối quan hệ với ý thức quần chúng. Về phương diện lịch sử, dư luận xã hội là hiện tượng xã hội xuất hiện cùng với sự xuất hiện xã hội loài người. Ngay từ khi cộng đồng người nguyên thủy được hình thành đã có hiện tượng xã hội này. Buổi khởi nguyên của loài người, dư luận xã hội có tác dụng định hướng và tự định hướng nhận thức, thái độ và hành vi của con người và cộng đồng người, thông qua những ký hiệu nguyên sơ, thông báo cho nhau về những tin tức hái lượm thức ăn, về thú dữ, và cả những giao tiếp nhóm nhỏ rồi nhóm lớn Thế nhưng về thuật ngữ khoa học, khái niệm này mới được xuất hiện lần đầu vào thế kỷ XII, gắn liền với tên tuổi nhà văn, nhà hoạt động xã hội người Anh John Solsbery vào * . Học viện .
đang nạp các trang xem trước