tailieunhanh - Di dân nông thôn và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn

Di dân là một hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người cùng với những thay đổi của tự nhiên, xã hội và sự phát triển không đồng đều về kinh tế - xã hội giữa các vùng, các quốc gia trên thế giới. Do vậy, khi nghiên cứu về di dân cần phải dựa trên những cơ sở lý thuyết khoa học, đúng đắn thì mới có thể thấy được những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của quá trình này | DI DÂN NÔNG THÔN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN §INH QUANG Hµ * 1. Tiếp cận nghiên cứu từ góc độ lý thuyết Di dân là một hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người cùng với những thay đổi của tự nhiên, xã hội và sự phát triển không đồng đều về kinh tế - xã hội giữa các vùng, các quốc gia trên thế giới. Do vậy, khi nghiên cứu về di dân cần phải dựa trên những cơ sở lý thuyết khoa học, đúng đắn thì mới có thể thấy được những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của quá trình này. Lý thuyết lực hút - lực đẩy Tiêu biểu cho lý thuyết lực hút và lực đẩy là: Pipton (1976). Khi nghiên cứu những người di dân từ nông thôn ra đô thị đã chia họ ra làm hai nhóm chính. Nhóm thứ nhất là, những người nghèo khổ thiếu ruộng đất, ít học hành bị tác động của “lực đẩy” ra khỏi vùng, đến các đô thị hoặc đến các vùng khác kiếm kế sinh nhai. Nhóm thứ hai là, những người tương đối khá giả có học vấn thường bị tác động của “lực hút” từ các vùng đô thị hoặc các vùng có điều kiện phát triển kinh tế lôi cuốn1. Lực đẩy, là những yếu tố, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa ở vùng xuất phát (vùng xuất cư) đang gây ra nhiều khó khăn cho người dân ở đây. Đó là sự không đáp ứng được các nhu cầu sinh sống về vật chất, * ThS. Học viện Cảnh sát nhân dân Hoàng Văn Chức (2004): Di dân tự do đến Hà Nội - thực trạng và giải pháp quản lý, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, - 13. 1 74 Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam – 2/2010 tinh thần, về việc làm, sự khan hiếm về đất canh tác, tiền công ít khiến họ phải ra đi tìm kiếm một vùng đất mới đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của họ. Lực hút, là những điều kiện, yếu tố thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội, chính trị, văn hoá ở nơi đến (vùng nhập cư) đã cuốn hút người di dân ở nơi khác di chuyển đến làm ăn sinh sống. Lực hút thường là khả năng có được việc làm, thu nhập cao, thuận tiện trong sản xuất kinh doanh và các điều kiện về giáo dục đào tạo, y tế, hệ thống

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN