tailieunhanh - Tư tưởng lôgic học trong Chu Dịch

Bằng phương pháp Lôgic học tiếp cận nghiên cứu Chu Dịch để bóc tách những tư tưởng Lôgic học trong Chu Dịch, một mặt, làm rõ phương thức tư duy lôgic trong Chu Dịch, mặt khác, sẽ góp phần cho việc nghiên cứu Chu Dịch hiệu quả hơn. | TƯ TƯỞNG LÔGIC HỌC TRONG CHU DỊCH * PHẠM QUỲNH Tư tưởng Chu Dịch đã được nghiên cứu theo nhiều góc độ Triết học khác nhau: phép biện chứng, vũ trụ quan, nhân sinh quan,. Dường như bất cứ ai khi tiếp cận nghiên cứu Chu Dịch đều gặp phải không ít khó khăn, như: ngôn ngữ; sự pha trộn yếu tố chiêm bốc với yếu tố triết học; tính trừu tượng của biểu tượng quẻ và lời hào, lời quẻ. Bằng phương pháp Lôgic học tiếp cận nghiên cứu Chu Dịch để bóc tách những tư tưởng Lôgic học trong Chu Dịch, một mặt, làm rõ phương thức tư duy lôgic trong Chu Dịch, mặt khác, sẽ góp phần cho việc nghiên cứu Chu Dịch hiệu quả hơn. Từ góc độ khoa học Lôgic chuẩn mực để xem xét, Chu Dịch không trực tiếp đề cập đến các các hình thức tư duy như khái niệm, phán đoán, suy lý, cũng như không trực tiếp nghiên cứu các quy luật và phương pháp tư duy lôgic, tuy nhiên, từ chỉnh thể kết cấu của tác phẩm cũng như hình thức kết cấu ngôn ngữ hệ thống biểu tượng biểu đạt, có thể khái quát, phân tích những tư tưởng Lôgic học trong Chu Dịch. I. TƯ TƯỞNG VỀ KHÁI NIỆM 1. Thực chất của vấn đề khái niệm trong Chu Dịch Trong Chu Dịch không có thuật ngữ "khái niệm", mà chỉ có quái 卦 (quẻ) và hào 爻, như 8 quẻ đơn (còn gọi là bản quái) và 64 quẻ kép (còn gọi là trùng quái hoặc biệt quái). Đối tượng nhận thức được phân loại, sau đó khái quát, so sánh, liên hệ. tạo nên một tập hợp các quy định tính cho đối tượng, dùng từ ngữ để biểu đạt quy định tính đó, cũng tức là phân loại tính chất của đối tượng. Tập hợp các loại và quy định tính của các đối tượng đó cấu thành lên nội hàm và ngoại diên quái danh. Giữa các loại có quan hệ nội tại tất yếu. Từ phương pháp xác định nội hàm và ngoại diên của khái niệm, các tác giả của Chu Dịch mới tạo dựng nên 8 quẻ cơ bản của Chu Dịch như: càn, khôn, chấn, tốn, khảm, ly, cấn, đoài hoặc thiên, địa, lôi, phong, thủy, hỏa, sơn, trạch. Như vậy, có thể quan niệm mỗi quẻ là một loại, 8 quẻ là 8 loại khái niệm, tượng trưng cho tám nhóm sự vật, hiện tượng khác nhau. Thuộc tính của 8 quẻ là

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.