tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm để học sinh chủ động tích cực và hứng thú trong giờ học môn Sinh học khối THPT hiệu quả

Làm thế nào để tạo cho các em hứng thú học tập, yêu thích môn học, phát triển năng lực trí tuệ, rèn luyện thao tác tư duy cơ bản, đồng thời tạo cho các em nếp sống, thói quen thể hiện trong suy nghĩ, giao tiếp ứng xử? sáng kiến kinh nghiệm giải đáp các câu hỏi trên. | Sáng kiến kinh nghiệm SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK TRƯỜNG PTDTNT TÂY NGUYÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM ĐỂ HỌC SINH CHỦ ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC MÔN SINH HỌC KHỐI THPT HIỆU QUẢ NGƯỜI THỰC HIỆN: ĐỖ THỊ MINH HẢI Đăk Lăk, năm học 2010 - 2011 GV: Đỗ Thị Minh Hải - Trường PTDTNT Tây Nguyên 1 Sáng kiến kinh nghiệm A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài 1. Lý do khách quan Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học trong đó có cấp Trung học phổ thông (THPT) nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Công cuộc đổi mới này liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa (SGK): ngày 05 tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí Quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT về việc ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông. Đổi mới thiết bị dạy học, đổi mới cơ chế quản lí, đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra đánh giá Tuy nhiên, những đổi mới này có đem lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên, những người trực tiếp thể hiện tinh thần đổi mới nói trên trong từng tiết học. Vì vậy, sau khi chương trình SGK mới đã biên soạn xong thì việc đổi mới phương pháp dạy và học lại trở thành vấn đề rất quan trọng và cấp bách. Chỉ có đổi mới cơ bản phương pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII ( 1 – 1993 ), Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII ( 12 – 1996 ), được thể chế hoá trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể chế hoá trong các Chỉ thị của Bộ Giáo dục và đào tạo, đặc biệt Chỉ thị số 14 ( 4 – 1999). Luật Giáo dục, điều , đã ghi “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN