tailieunhanh - Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ sinh trưởng của thằn lằn bóng hoa Mabuya multifasciata

Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ sinh trưởng của thằn lằn bóng hoa Mabuya multifasciata được nghiên cứu nhằm bước đầu thử nghiệm nuôi thằn lằn bóng hoa trong điều kiện nhân tạo; khảo sát chất lượng của các loại thức ăn khác nhau ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của thằn lằn bóng hoa thông qua các chỉ tiêu: cân nặng, chiều dài thân; xác định loại thức ăn thích hợp nhất, tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của thằn lằn bóng hoa. | Kì đà ăn thân mềm, cá và cả xác động vật có xương sống. Đa số rắn ăn mồi có kích thước lớn. Tuy nhiên, rắn giun ăn những động vật không xương sống nhỏ trong đất. Rắn khiếm chuyên ăn thằn lằn và nhiều loài động vật không xương sống. Có nhiều loại chuyên ăn một số loại thức ăn như nhông cánh chủ yếu ăn kiến; rắn hổ đất nâu chuyên ăn ếch nhái và thằn lằn, rắn cạp nong, rắn hoa cân hoặc xe điếu ở miền Nam nước ta; rắn hổ mang chúa chuyên ăn thằn lằn và rắn hoặc rắn rào xanh ăn cả chim và rắn; rắn biển ăn cá. Nhiều loài rắn còn ăn cả trứng chim như rắn sọc dưa, rắn khiếm, rắn hổ mang. Chỉ có rất ít loài thằn lằn và rắn ăn thực vật. Ở miền Nam Việt Nam có loài rắn râu sống trong ao hồ, sử dụng tảo xanh làm thức ăn. Rùa cạn như rùa núi vàng và rùa núi viền chủ yếu ăn thực vật. Những loài rùa biển như vích, đồi mồi và hầu hết những loài trong nhóm rùa vừa sống ở nước, vừa sống ven bờ ăn tạp. Ba ba gai ăn động vật. Nhiều loài bò sát có tập tính ăn thịt lẫn nhau, con lớn nuốt con cỡ nhỏ như thằn lằn bóng bố mẹ ăn ngay con vừa mới nở từ trứng hay thạch sùng có khi đuổi bắt thạch sùng con để ăn thịt [5].

TỪ KHÓA LIÊN QUAN