tailieunhanh - Ứng dụng mạng xã hội để hỗ trợ việc tương tác ngoài giảng đường: Một trường hợp nghiên cứu tại Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Đà Lạt

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng mạng xã hội để hỗ trợ việc tương tác trong giảng dạy đại học trong bối cảnh Việt Nam. Để thực hiện nghiên cứu này, một nhóm giảng viên và sinh viên tại Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Đà Lạt đã thí điểm dùng mạng xã hội có tên là Edmodo để hỗ trợ công tác giảng dạy các học phần được phân công trong một năm học. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 3 (2017) 1-9 Ứng dụng mạng xã hội để hỗ trợ việc tương tác ngoài giảng đường: Một trường hợp nghiên cứu tại Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Đà Lạt Nguyễn Thanh Hồng Ân, Nguyễn Văn Tuấn* Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Đà Lạt, Số 1 Phù Đổng Thiên Vương, Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam Nhận ngày 16 tháng 8 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 09 tháng 9 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 9 năm 2017 Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng mạng xã hội để hỗ trợ việc tương tác trong giảng dạy đại học trong bối cảnh Việt Nam. Để thực hiện nghiên cứu này, một nhóm giảng viên và sinh viên tại Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Đà Lạt đã thí điểm dùng mạng xã hội có tên là Edmodo để hỗ trợ công tác giảng dạy các học phần được phân công trong một năm học. Kết quả cho thấy việc sử dụng mạng xã hội giúp tăng cường hiệu quả tương tác giữa giảng viên và sinh viên, giữa giảng viên và giảng viên, và nhận được phản hồi tích cực từ cả hai phía. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng việc sử dụng mạng xã hội trong giảng dạy là khả thi và sẽ tác động tích cực lên hiệu quả giảng dạy. Tuy nhiên giảng viên cũng cần phải thiết kế các hoạt động và có cơ chế tưởng thưởng phù hợp để khuyến khích sinh viên tham gia tích cực hơn vào các hoạt động tương tác của môn học. Từ khóa: Mạng xã hội, Tương tác, Giảng dạy, Edmodo; Việt Nam. 1. Giới thiệu Sự thay đổi trong cách thức giao tiếp của sinh viên đòi hỏi giảng viên và nhà trường cần phải thay đổi cách thức giảng dạy và tương tác với sinh viên để nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy. Việc ứng dụng mạng xã hội vào hỗ trợ công tác giảng dạy đã được thực hiện từ lâu ở các nước phát triển. Mạng xã hội có thể giúp việc tương tác giữa giảng viên và sinh viên và tương tác giữa sinh viên với nhau trong quá trình học tập trở nên dễ dàng hơn, từ đó, giúp việc học tập trở nên thú vị và hiệu quả hơn. Trong bối cảnh Việt Nam, .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.