tailieunhanh - Giáo dục ở tỉnh Hà Đông thời Pháp thuộc

Ở làng xã, chính sách cải lương hương chính của chính quyền Pháp đã làm thay đổi bộ mặt làng xã, trong đó có giáo dục. Bài viết nghiên cứu về giáo dục làng xã trước và sau khi thực hiện chính sách cải lương hương chính ở tỉnh Hà Đông. | Giáo dục ở tỉnh Hà Đông thời Pháp thuộc GIÁO DỤC Ở TỈNH HÀ ĐÔNG THỜI PHÁP THUỘC NGUYỄN THỊ LỆ HÀ * Tóm tắt: Hà Đông là một trong những tỉnh có truyền thống khoa bảng nổi tiếng cả nước. Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, giáo dục tỉnh Hà Đông có những thay đổi đáng kể. Ở làng xã, chính sách cải lương hương chính của chính quyền Pháp đã làm thay đổi bộ mặt làng xã, trong đó có giáo dục. Bài viết nghiên cứu về giáo dục làng xã trước và sau khi thực hiện chính sách cải lương hương chính ở tỉnh Hà Đông; tác động của chính sách cải lương hương chính đến giáo dục làng xã tỉnh Hà Đông thời Pháp thuộc. Từ khóa: Giáo dục làng xã; cải lương hương chính; Hà Đông. 1. Giáo dục làng xã tỉnh Hà Đông trước và sau khi thực hiện chính sách cải lương hương chính Hà Đông là vùng đất giàu truyền thống văn hiến với một nền giáo dục có trình độ học vấn tương đối cao. Kết quả khoa cử của Hà Đông khá nổi bật, trong đó tập trung nhất ở các làng khoa bảng, tức là những làng có nhiều người đỗ đạt qua các kỳ thi Nho học của Nhà nước phong kiến. Với 256 (1) người đỗ tiến sĩ trong thời kỳ phong kiến, Hà Đông đứng thứ 3 cả nước sau Hải Dương và Bắc Ninh. Có những làng ở Hà Đông, số người đỗ tiến sĩ nhiều nổi tiếng cả nước như làng Chi Nê huyện Chương Mỹ (10 người), làng Sơn Đồng phủ Hoài Đức (8 người), làng Nghiêm Xá huyện Thường Tín (7 người). Sự hiếu học và thành đạt trên con đường khoa cử của các ông nghè, ông cống đã làm cho vùng đất Hà Đông giàu thêm về truyền thống văn hóa. Phong trào học chữ Quốc ngữ ở Hà Đông trở nên sâu rộng với các hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục (1907), mà người đứng đầu là Hiệu trưởng Lương Văn Can, quê ở làng Nhị Khê huyện Thường Tín, có ảnh hưởng khá sâu rộng tại các huyện Hoài Đức, Thanh Trì, Đan Phượng, Ứng Hòa. Nhiều vùng của Hà Đông là cái nôi của cuộc vận động học chữ Quốc ngữ. Làng Họa Đống là một trong những cái nôi ấy. Làng mở trường học chữ Quốc ngữ, tại đình vẫn còn một tấm bia 2 mặt (viết bằng chữ Nôm và chữ Quốc ngữ) nói về việc ấy. Làng Vân Canh

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN