tailieunhanh - Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của cơ chế tài chính đối với chất lượng đào tạo ở các trường đại học công lập tại Việt Nam

Mục tiêu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của cơ chế tài chính đối với chất lượng đào tạo ở các trường đại học công lập tại Việt Nam là xem xét tác động của cơ chế tài chính lên chất lượng đào tạo của các trường ĐHCL ở Việt Nam. nội dung chi tiết tài liệu. | i TÓM TẮT LUẬN ÁN Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tác động của cơ chế tài chính đối với chất lượng đào tạo ở các trường đại học công lập tại Việt Nam. Qua đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao sự đáp ứng kỳ vọng của người học về chất lượng đào tạo thông qua cơ chế tài chính và một số giải pháp khác. Đề tài sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội với các biến độc lập là cơ chế tài chính và các biến kiểm soát là chất lượng đào tạo được chấp nhận bởi Parasuraman và các cộng sự (1985); dựa trên quan điểm hiện đại về chất lượng đào tạo được đề xuất bởi Patrinos và các cộng sự (2013), Johnstone và các cộng sự (1998). Dữ liệu sử dụng nghiên cứu là 950 số quan sát được thu thập từ 33 trường đại học công lập ở Việt Nam trong năm 2013. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nhân tố cơ chế tài chính của nhà trường tương quan thuận với mức độ đáp ứng kỳ vọng của người học về chất lượng đào tạo của đại học công lập có Beta bằng 0,270 với mức ý nghĩa 5%. Cả 3 yếu tố trong thành phần cơ chế tài chính đều có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng kỳ vọng của người học về chất lượng đào tạo của đại học công lập bao gồm: (1) Đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch và hiệu quả cho các bộ phận và các hoạt động của trường đại học; (2) Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính trong nhà trường được chuẩn hoá, công khai hoá, minh bạch và theo quy định; (3) Nhà trường có những giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được các nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường đại học. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng đến khía cạnh đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch và hiệu quả cho các bộ phận và các hoạt động của trường đại học. Ngoài ra, 4 nhân tố khám phá khác bao gồm: Tài sản hữu hình; Tính cập nhật và dễ tiếp nhận; Sự đáp ứng; và Sự đảm bảo đều có ảnh hưởng cùng chiều lên chất lượng đào tạo của các trường đại học công lập Việt Nam với các hệ số Beta lần

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN