tailieunhanh - Xóa đói giảm nghèo và giảm bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam

Gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Việt Nam là một trong số ít nước sớm hoàn thành chỉ tiêu xóa đói, giảm nghèo - một trong những Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) quan trọng nhất, được cộng đồng thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Nếu chỉ nhìn vào các con số về thành tựu giảm nghèo, Việt Nam có thể tự hào về tốc độ giảm nghèo ngoạn mục của đất nước. | Xóa đói giảm nghèo XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ GIẢM BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM NGUYỄN ANH CƯỜNG * PHẠM QUỐC THÀNH ** Tóm tắt: Gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Việt Nam là một trong số ít nước sớm hoàn thành chỉ tiêu xóa đói, giảm nghèo - một trong những Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) quan trọng nhất, được cộng đồng thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Nếu chỉ nhìn vào các con số về thành tựu giảm nghèo, Việt Nam có thể tự hào về tốc độ giảm nghèo ngoạn mục của đất nước. Nhưng thực tế nghèo đói ở Việt Nam đang diễn biến ngày càng phức tạp, trong đó kết quả thoát nghèo là rất mong manh và không bền vững đối với rất nhiều bộ phận dân cư. Từ đó, Việt Nam đã sớm đưa ra quan điểm định hình cho cách làm của mình. Xóa đói giảm nghèo đã trở thành một chính sách xã hội trọng điểm trong suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Từ khóa: Xóa đói giảm nghèo; bất bình đẳng xã hội; quan hệ giữa đói nghèo và bất bình đẳng xã hội. 1. Mối quan hệ giữa nghèo đói và bất bình đẳng xã hội Nghèo đói là tình trạng kiệt quệ bao gồm nhiều khía cạnh, từ thu nhập đến tính dễ bị tổn thương khi gặp phải những tai ương bất ngờ và ít có khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra khái niệm về nghèo đói là tình trạng “không có khả năng để đạt được mức sống tối thiểu, được đo bằng nhu cầu tiêu dùng cơ bản hoặc thu nhập cá nhân cần thiết để thỏa mãn các nhu cầu đó”. Khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân nghèo đói cho thấy người nghèo không chỉ nghèo tiền, họ còn nghèo nhiều thứ khác như: nghèo vốn con người, nghèo vốn xã hội, thiếu sự giúp đỡ của mạng lưới an sinh xã hội. Đồng thời, là những người sống trong điều kiện thiếu thốn các nhu cầu cơ bản về: ăn, mặc, học tập, đi lại, chăm sóc sức khỏe, môi trường.(*) Đói nghèo liên quan chặt chẽ đến việc phân bổ dân cư không hợp lý và phân bố tài nguyên, môi trường, xây dựng cơ sở cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Tăng trưởng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN