tailieunhanh - Tranh chấp biển Đông: thách thức trong quan hệ Asean - Trung Quốc nhìn từ cách tiếp cận của Trung Quốc về quyền lực

Bài viết dựa trên lý thuyết quyền lực trong quan hệ quốc tế để xem xét cách tiếp cận của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông với một số quốc gia ASEAN đặt trong tổng thể quan hệ ASEAN – Trung Quốc và hệ quả của nó. | TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG: THÁCH THỨC TRONG QUAN HỆ ASEAN - TRUNG QUỐC NHÌN TỪ CÁCH TIẾP CẬN CỦA TRUNG QUỐC VỀ QUYỀN LỰC Nguyễn Ngọc Anh* Trung tâm Ngôn ngữ & Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 14 tháng 09 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 29 tháng 12 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 04 tháng 01 năm 2017 Tóm tắt: Bài viết dựa trên lý thuyết quyền lực trong quan hệ quốc tế để xem xét cách tiếp cận của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông với một số quốc gia ASEAN đặt trong tổng thể quan hệ ASEAN – Trung Quốc và hệ quả của nó. Bài viết lập luận rằng, cách tiếp cận của Trung Quốc về quyền lực là nguồn lực sản sinh quyền lực, quyền lực dùng để ép buộc và giành thắng lợi trong xung đột. Vì vậy, khi nguồn lực của Trung Quốc lớn hơn thì khả năng xung đột trên Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước ASEAN cũng sẽ gia tăng. Bài viết cho rằng một trong những giải pháp căn bản ngăn ngừa xung đột là tác động làm thay đổi cách tiếp cận của Trung Quốc về quyền lực. Từ khóa: ASEAN, Trung Quốc, quyền lực, Biển Đông 1. Đặt vấn đề Năm 1991, Trung Quốc trở thành Đối tác đối thoại của ASEAN và đến năm 1996 trở thành Đối tác đối thoại toàn diện của ASEAN(1). Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, ASEAN là đối tác lớn thứ 4 của Trung Quốc. Bên cạnh những thành tựu đạt được, quan hệ ASEAN – Trung Quốc cũng đã xuất hiện những thách thức mà nguyên nhân chính là do vấn đề tranh chấp Biển Đông. Quá khứ ám ảnh các quốc gia ASEAN về một Trung Quốc hùng mạnh sẽ bá chủ và thôn tính hoặc khống chế các quốc gia láng giềng yếu hơn. Khống chế Biển Đông được các nhà nghiên cứu đánh giá là bước đi thiết thực đầu tiên cho giấc mơ bá chủ này. Hành vi phủ định của Trung Quốc đối với phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế ngày 12/7/2016 đã tạo  * ĐT.: 84-912093346, Email: ngocanh2us@ 1 duction&introId=48604 ra những thách thức trong quan hệ ASEAN Trung Quốc. Tranh chấp Biển Đông

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN