tailieunhanh - Tình hình nhiễm khuẩn trên bệnh nhân điều trị đặc hiệu bệnh bạch cầu cấp tại khoa lâm sàng người lớn, Bệnh viện Truyền máu Huyết học, TP. Hồ Chí Minh, từ 6/2010 đến 2/2011

Đề tài này được thực hiện với mục tiêu khảo sát tình hình nhiễm khuẩn trên bệnh nhân điều trị đặc hiệu bệnh bạch cầu cấp ở các giai đoạn điều trị (tấn công hay củng cố). Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang mô tả trên 53 bệnh nhân điều trị đặc hiệu các giai đoạn bệnh bạch cầu cấp, trong khoảng thời gian từ 06/2010 đến 06/2011. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU BỆNH BẠCH CẦU CẤP TẠI KHOA LÂM SÀNG NGƯỜI LỚN, BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU-HUYẾT HỌC, TP. HỒ CHÍ MINH, TỪ 6/2010 ĐẾN 2/2011 Ngô Ngọc Ngân Linh*, Nguyễn Tấn Bỉnh*, Hoàng Duy Nam*, Huỳnh Đức Vĩnh Phú* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tình hình nhiễm khuẩn trên bệnh nhân điều trị đặc hiệu bệnh bạch cầu cấp ở các giai đoạn điều trị (tấn công hay củng cố). Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang mô tả trên 53 bệnh nhân điều trị đặc hiệu các giai đoạn bệnh bạch cầu cấp, trong khoảng thời gian từ 06/2010 đến 06/2011. Kết quả: 100% trường hợp sốt giảm bạch cầu hạt trong đó có 66% trường hợp xác định được ổ nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn huyết chiếm tỉ lệ cao nhất 39,6%. Tác nhân thường gặp nhất là 81,5% vi khuẩn Gram âm (Gr(-)), trong đó E. coli chiếm tỉ lệ cao nhất 22,2%. Tỉ lệ nhiễm nấm (11,1%) đang có khuynh hướng gia tăng hơn so với nhiễm khuẩn Gram dương. Tỉ lệ đề kháng Levofloxacin của tác nhân Gram âm lên đến 77,8% và với Amikacin là 26,7%, trong khi tỉ lệ nhạy với cephalosporin thế hệ 3 chỉ khoảng 50% các trường hợp. Xuất hiện chủng Burkholderia cepacia được xem là có tỉ lệ kháng cao với Imipenem, Piperacilline – Tazobactam và chủng Stenotrophomonas maltophilia kháng Meropenem. Sự phù hợp dựa trên phân lập vi khuẩn Gram âm và kháng sinh đồ của kháng sinh kinh nghiệm Piperacilline/tazobactam kết hợp amikacine, Imipenem/cilastin kết hợp amikacine là 72,7% và 71,4%. Kết luận: Nhiễm khuẩn trong các giai đoạn điều trị đặc hiệu bệnh bạch cầu cấp là biến chứng thường gặp nhất. Tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết cao vì thế bệnh nhân sốt giảm bạch cầu hạt cần được theo dõi sát và điều trị khẩn cấp với kháng sinh kinh nghiệm. Phác đồ có thể chọn lựa bước đầu là Imipenem/cilastin và amikacine hay Piperacilline/tazobactam và amikacine. Vancomycin và Amphotericin B vẫn còn hiệu quả trên vi khuẩn Gram dương (Gr(+)) và Candida spp trong nghiên cứu của chúng tôi. Từ khóa: nhiễm

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.