tailieunhanh - Luân thường nho giáo đối với sinh hoạt ca trù Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ XV đến nửa cuối thế kỷ XIX

Bài viết nghiên cứu một hiện tượng văn hóa phổ biến ở Việt Nam (giai đoạn từ thế kỷ XV đến nửa cuối thế kỷ XIX), đó là sinh hoạt ca trù (hát ả đào, hát cô đầu); ảnh hưởng của luân thường Nho giáo tới loại hình sinh hoạt văn hóa này. Không ít nhà nho trí thức có tên tuổi thích đi hát ả đào, thậm chí có cả quan hệ ngoài hôn nhân với cô đầu; đạo đức Nho giáo (đại diện cho chế độ nam quyền) đã tạo điều kiện cho loại hình văn hóa kỹ nữ ra đời và phát triển. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(81) - 2014 LUÂN THƯỜNG NHO GIÁO ĐỐI VỚI SINH HOẠT CA TRÙ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX NGUYỄN HOÀNG ANH TUẤN * Tóm tắt: Về ảnh hưởng của Nho giáo đối với các nước Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng, các học giả đã có nhiều bài viết trên phương diện chính trị - xã hội, nhưng trên phương diện văn hóa - nghệ thuật còn ít được quan tâm. Bài viết nghiên cứu một hiện tượng văn hóa phổ biến ở Việt Nam (giai đoạn từ thế kỷ XV đến nửa cuối thế kỷ XIX), đó là sinh hoạt ca trù (hát ả đào, hát cô đầu); ảnh hưởng của luân thường Nho giáo tới loại hình sinh hoạt văn hóa này. Không ít nhà nho trí thức có tên tuổi thích đi hát ả đào, thậm chí có cả quan hệ ngoài hôn nhân với cô đầu; đạo đức Nho giáo (đại diện cho chế độ nam quyền) đã tạo điều kiện cho loại hình văn hóa kỹ nữ ra đời và phát triển. Từ khóa: Nho giáo; ca trù; hát ả đào; hát cô đầu. 1. Khái quát về luân thường Nho giáo và mối quan hệ giữa luân thường Nho giáo với nghệ thuật . Luân thường Nho giáo là gì? Luân thường Nho giáo là những luân lý phổ biến (công truyền) để dạy cho mọi người, phân biệt với những luân lý cao xa dành riêng cho những người có tư chất đặc biệt tự lĩnh hội lấy. Luân thường Nho giáo chủ yếu nhấn mạnh mối quan hệ xã hội như Tam cương (ba quan hệ vua - tôi, cha - con, vợ - chồng) hay Ngũ luân (năm quan hệ vua - tôi, cha - con, vợ - chồng và bổ sung thêm quan hệ anh em, bạn bè) và Ngũ thường (Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín). Nếu Tam cương quy định vai trò, mối quan hệ của con người trong xã hội thì Ngũ thường xác định nội dung giai 114 cấp rõ ràng. Chỉ người quân tử mới có Nhân, đạo Nhân là đạo của người quân tử. Lễ là hình thức biểu hiện của Nhân, có tác dụng: (1) hàm dưỡng tính tình, cái nghĩa tối cổ chữ lễ thuộc về nghi thức tế tự (tế là lấy bụng thành thực cung kính mà đối với tổ tiên, quỷ thần), đến hình thức là cách ăn mặc có ý gây nên những tình cảm cho xứng đạo nhân; (2) giữ cho hành vi của người ta có chừng mực; (3) định .