tailieunhanh - Ảnh hưởng tiêu cực của nhân tố cảm xúc đối với người học ngoại ngữ và cách khắc phục

Mục đích nghiên cứu của bài viết nhằm xây dựng động cơ học tập đúng đắn, giảm bớt áp lực trong thi cử, xây dựng môi trường học tập thân thiện, kiến tạo mối quan hệ học tập có tính cạnh tranh cao, sẽ giúp học sinh tránh được những ảnh hưởng tiêu cực do nhân tố cảm xúc mang lại, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học ngoại ngữ. | ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA NHÂN TỐ CẢM XÚC ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC NGOẠI NGỮ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC Trần Thị Kim Loan* Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 28 tháng 10 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 16 tháng 01 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 31 tháng 01 năm 2018 Tóm tắt: Thông qua phương pháp khảo sát 36 giáo viên và 67 học sinh học tiếng Hán ở Đài Loan bằng bảng hỏi, chúng tôi tìm hiểu ảnh hưởng tiêu cực của nhân tố cảm xúc (affective factors) đối với người học trong quá trình tiếp nhận ngôn ngữ. Kết quả khảo sát cho thấy yếu tố cảm xúc có ảnh hưởng tiêu cực đối với người học ngoại ngữ ở các mức độ khác nhau, trong đó kĩ năng nói và viết bị ảnh hưởng nhiều hơn kĩ năng nghe và đọc; học sinh phương Đông dễ bị ảnh hưởng hơn học sinh phương Tây; giáo viên đóng một vai trò quan trọng nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân tố này đối với người học. Việc xây dựng động cơ học tập đúng đắn, giảm bớt áp lực trong thi cử, xây dựng môi trường học tập thân thiện, kiến tạo mối quan hệ học tập có tính cạnh tranh cao, sẽ giúp học sinh tránh được những ảnh hưởng tiêu cực do nhân tố cảm xúc mang lại, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học ngoại ngữ. Từ khóa: nhân tố cảm xúc, giảng dạy ngoại ngữ, ảnh hưởng 1. Nhân tố cảm xúc (affective factors) Quá trình tiếp nhận ngôn ngữ là một quá trình phức tạp bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện học tập, thời gian học tập, chương trình học tập, vai trò người giáo viên trên lớp và vai trò người học. Các nghiên cứu về vai trò người học thường đề cập đến các vấn đề như độ tuổi thích hợp học ngoại ngữ, thái độ học tập, động cơ học tập, phương pháp học tập và yếu tố cảm xúc. Để nâng cao hiệu quả giảng dạy ngoại ngữ, rất nhiều học giả đã tập trung vào nghiên cứu sự khác biệt trong việc thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất và học ngôn ngữ thứ hai. Họ muốn có câu trả lời cho việc tại sao trẻ nhỏ lại rất thành công trong việc thụ đắc ngôn ngữ hơn người .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN