tailieunhanh - Quá trình phát triển lý luận về hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ đại hội VI đến nay)
Qua gần 30 năm đổi mới, hệ thống chính trị Việt Nam ngày càng được hoàn thiện; Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng được tổ chức hợp lý hơn, hoạt động hiệu quả hơn; cơ chế Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý - Nhân dân làm chủ ngày càng phát huy tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm ổn định chính trị, giữ vững an ninh, quốc phòng, hội nhập quốc tế và phát triển đất nước. | Quá trình phát triển lý luận. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (TỪ ĐẠI HỘI VI ĐẾN NAY) NGUYỄN VĂN HUYÊN * Tóm tắt: Từ Đại hội VI đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng phát triển lý luận về nội dung và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó có lý luận về hệ thống chính trị. Qua gần 30 năm đổi mới, hệ thống chính trị Việt Nam ngày càng được hoàn thiện; Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng được tổ chức hợp lý hơn, hoạt động hiệu quả hơn; cơ chế Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý - Nhân dân làm chủ ngày càng phát huy tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm ổn định chính trị, giữ vững an ninh, quốc phòng, hội nhập quốc tế và phát triển đất nước. Từ khóa: Lý luận; hệ thống chính trị; Đảng Cộng sản Việt Nam; chính trị; đổi mới hệ thống chính trị. 1. Mở đầu Một nội dung quan trọng trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội VI đến nay là đổi mới nhận thức lý luận về nội dung, phương thức hoạt động, cơ cấu, tổ chức, sự vận hành của hệ thống chính trị. Những quan điểm đổi mới của Đảng ta về hệ thống chính trị suốt 5 kỳ Đại hội (VI - XI) là những bước tiến lớn và đầy ý nghĩa; phản ánh đúng đắn và sâu sắc về bản chất chính trị xã hội chủ nghĩa; sát thực hơn với quá trình thực hiện trong thực tế mục tiêu chính trị cao đẹp của Đảng và Nhân dân ta; vượt qua được nhận thức hạn chế trước đây có tính tách biệt, đối lập chính trị - xã hội của hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; bổ sung, làm phong phú nhiều nội dung mới phù hợp, nhiều cách thức mới hữu hiệu để từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đầy phức tạp hiện nay.(*) 2. Về khái niệm hệ thống chính trị Việc sử dụng khái niệm “Hệ thống chính trị” thay cho khái niệm “Hệ thống chuyên chính vô sản” (Hội nghị Trung ương 6 Khóa VI) thể hiện sự nhận thức mới về chính trị - nó không chỉ vượt qua được tính chất nặng về bản chất giai cấp và mặt chuyên
đang nạp các trang xem trước