tailieunhanh - Giá trị đạo đức của gia đình Việt Nam truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa

Bài viết phân tích các giá trị đạo đức cơ bản của gia đình Việt Nam truyền thống; sự cần thiết giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hoá. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(80) - 2014 GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA NGUYỄN THỊ THỌ * Tóm tắt: Gia đình Việt Nam truyền thống là gia đình được hình thành và phát triển trong lịch sử Việt Nam. Trong gia đình truyền thống các giá trị đạo đức được đề cao, điều đó tạo thành nền nếp, gia phong, gia giáo của gia đình. Nhiều giá trị đạo đức của gia đình truyền thống đến nay vẫn cần được lưu giữ, bổ sung và phát triển. Bài viết phân tích các giá trị đạo đức cơ bản của gia đình Việt Nam truyền thống; sự cần thiết giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hoá. Từ khóa: Gia đình, đạo đức gia đình, gia đình Việt Nam truyền thống, toàn cầu hoá. 1. Gia đình Việt Nam truyền thống Gia đình là một đơn vị xã hội, một thiết chế xã hội cổ xưa nhất nhưng lại bền vững nhất. Cổ xưa nhất theo nghĩa là, có con người là có gia đình, con người sinh ra, lớn lên và trưởng thành từ gia đình. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, và cho rằng: “Hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”(1). Gia đình bắt nguồn từ quan hệ nam nữ, từ việc sinh con đẻ cái rất tự nhiên và từ nhu cầu nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Mặc dù bắt nguồn từ những nhu cầu rất tự nhiên, nhưng gia đình là một thiết chế xã hội, một hiện tượng xã hội, bởi vậy, hình thức và chức năng của nó xét đến cùng bị quy định bởi tính chất của quan hệ 96 sản xuất, quan hệ xã hội nói chung và của trình độ phát triển văn hoá xã hội. Tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển, hình thức tổ chức, quy mô, chức năng của gia đình có những thay đổi. Gia đình thực hiện nhiều chức năng, trong đó chức năng giáo dục có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi, giáo dục gia đình là nền tảng đầu tiên, liên tục, thường xuyên và lâu dài đối với mỗi con người. Trong giáo dục gia đình thì giáo dục đạo đức rất

TỪ KHÓA LIÊN QUAN